Vì sao tôm Hùm được gọi là “Lão tướng” của đại dương?

Không phải cá voi, hải cẩu hay rùa, các nhà khoa học tin rằng trong cơ thể tôm hùm có chứa một chất hóa học giúp chúng sống rất lâu, và đây có thể là nhân tố tiếp cận tới sự sống vĩnh cửu. Nói cách khác, tôm hùm có thể 'trường sinh bất lão'.

Vì sao tôm Hùm được gọi là “Lão tướng” của đại dương?
“Lão tướng” của đại dương. Nguồn: Newser

Có lẽ những ai yêu khoa học đều biết đến con tôm khổng lồ có biệt danh JJ, là tôm hùm lớn nhất ở Anh từ năm 1931 đến nay và đang sinh sống tại Công viên hải dương học quốc gia ở Plymouth, Anh. JJ được đặt tên theo vận động viên đấm bốc hạng nặng người Anh Joe Joyce, người đã giành huy chương bạc tại Olympic 2016.

sinh học tôm, tôm hùm, tuổi thọ tôm hùm, tuổi tôm hùm, lão tướng đại dương

Louie the Lobster được cho là 132 tuổi. Nguồn: Victoralcorn.com

Chẳng ai biết được tuổi thật của tôm hùm, cũng như tuổi thọ tối đa của nó. Một số người còn đoán chúng có thể sống hơn 100 năm.

Giới chuyên gia đã biết được tuổi cá nhờ vào vòng tăng trưởng nằm ở tai trong, tuổi cá mập nhờ vào vòng trên cột sống, tuổi sò dựa trên vòng ở vỏ, nhưng lâu nay tuổi tôm hùm vẫn là một bí ẩn.

Tuy nhiên, việc xác định tuổi tôm hùm và những loài giáp xác khác giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về cộng đồng của chúng, từ đó hỗ trợ giới hữu trách quản lý ngành khai thác đầy lợi nhuận này, theo AP dẫn lời Raouf Kilada của Đại học New Brunswick (Mỹ).

Trước đó, các nhà khoa học suy luận tuổi tôm hùm dựa vào kích thước và những biến số khác. Nhưng giờ đây, họ biết được rằng loài giáp xác nói chung mọc thêm một vòng/năm ở điểm khó thấy trong cơ thể.

Nhóm chuyên gia phát hiện vòng tăng trưởng nằm ở phần cuống mắt, kết nối nhãn cầu với cơ thể của tôm hùm, cua, tôm thẻ. Ở tôm hùm và cua, vòng tăng trưởng còn được tìm thấy ở phần nghiền của dạ dày, theo báo cáo trên chuyên san Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences.

Năm 2013, Telegraph dẫn lời nhà khoa học Simon Watt cho biết trong tế bào tôm hùm có một loại enzyme tên là Telomerase. Enzyme này giúp dãy DNA không bị phá hủy khi tế bào được nhân rộng.

Khi tế bào trong cơ thể sinh vật chết đi hoặc bị thay thế, các sợi DNA sẽ càng ngắn hơn. Chuỗi DNA xói mòn dần được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự lão hóa, vì dãy vật chất di truyền này bị hư hỏng nặng để có thể tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh.

Enzyme Telomerase ngăn việc phá hủy DNA bằng cách sửa chữa các Telomeres trong tế bào, điều này đồng nghĩa với việc các tế bào có thể được sao chép nhiều lần.

Những nghiên cứu về Telomerase có thể hỗ trợ việc sử dụng các enzyme để tăng tuổi thọ và ngăn ngừa ung thư. Tôm hùm thường nặng khoảng 0,5-1 kg. Tuy nhiên vào năm 2009, một con tôm hùm bắt được tại bờ biển Maine, Mỹ, nặng tới gần 9 kg. Ước tính con tôm khổng lồ này có tuổi thọ lên tới 140 năm.

Giáo Dục Thời Đại
Đăng ngày 31/10/2017
Thiên Nhã Theo Sciences
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 13:20 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 13:20 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 13:20 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 13:20 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 13:20 30/09/2023