Vì sao xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2015 sụt giảm? Bài 2: Ứng phó chưa linh hoạt

Trong nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp GDP nông nghiệp nói chung giảm dần xuống là điều tích cực trong việc phát triển kinh tế của những đất nước hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Việt Nam. Nhưng với việc “hụt hơi” những mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, tôm, cá... cho thấy có điều gì đó bất ổn.

chế biến cá rô phi
Biến động tỷ giá USD tác động mạnh đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (Ảnh chế biến cá xuất khẩu tại TPHCM). Ảnh: CAO THĂNG

“Rào cản” tỷ giá…

Bước vào năm 2015, một loạt khó khăn xuất hiện với mặt hàng thủy sản chủ lực. Ngay từ tháng 3, khi đồng USD tăng giá mạnh, đồng Euro và đồng Yên mất giá, Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đã nhận định, sự biến động tỷ giá các đồng ngoại tệ này không chỉ làm xáo trộn hoạt động kinh tế thế giới mà tác động trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu thủy sản. Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các DN thủy sản. Vì vậy, sự biến động USD, euro và yên tạo áp lực, gây khó cho việc xuất khẩu thủy sản, do hơn 90% DN thủy sản dùng USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế các đơn hàng.

Trong khi tỷ giá USD/VND lúc đó vẫn không đổi thì tỷ giá các nước cạnh tranh trực tiếp được thả nổi. Hàng Việt đột nhiên giá cao hơn, khả năng cạnh tranh kém hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn hàng và lợi nhuận các DN xuất khẩu. Chính sự phản ứng chậm trễ trong chính sách đã làm giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu như năm 2014, nhờ khắc phục sớm dịch bệnh, con tôm Việt Nam kịp thời đáp ứng nhu cầu các thị trường, nhất là Mỹ, nên lợi nhuận mặt hàng này rất cao. Sang năm 2015, nguồn cung tăng mạnh trở lại từ các nước (khắc phục được dịch bệnh như Việt Nam) nên con tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt, cộng thêm đó là mức áp thuế chống bán phá giá tôm của Mỹ, trong khi các nước cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia lại không bị áp mức thuế này.

Cũng theo VASEP, ngay từ tháng đầu năm, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm mạnh 23,5% so với cùng kỳ năm trước, sau đó giảm tiếp 19,4%. Khi đồng USD tăng mạnh, nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá, dè dặt mua hàng làm giá xuất bình quân cá tra sang Mỹ quý 1 giảm khoảng 5 cent/kg so với cùng kỳ năm trước. Khó khăn tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất, là nguyên nhân kéo giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh.

Nhiều người ngộ nhận khi cho rằng, cá tra là mặt hàng gần như “một mình một chợ” của Việt Nam trên thế giới nên có thể quyết định về giá, nhưng thực tế cá tra Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt với cá da trơn tự nhiên như cá tuyết, cá minh thái Alaska. Khi nguồn hàng 2 loại cá tự nhiên này dồi dào, người tiêu dùng các nước ưu tiên sử dụng thay vì cá tra Việt Nam.

Nhưng theo VASEP, các quy định về tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014 của Chính phủ cũng là “nút thắt” nên năm 2015, giá trị xuất cá tra khó đạt mục tiêu và có thể giảm so với năm 2014.

Bán cái thị trường cần

Thế mạnh của nông sản Việt Nam tập trung ở những mặt hàng như gạo, nhân điều, cà phê, hồ tiêu, cao su...  Một số nông sản xuất khẩu tăng nhanh hơn so với khối lượng xuất khẩu do xu hướng phục hồi giá, nhưng lại mang tính nhất thời; giá trị sản phẩm một số được nâng lên nhờ chất lượng được cải thiện, giảm dần khoảng cách giữa giá bình quân thế giới và giá nông sản xuất khẩu Việt Nam. Nhưng khi đạt ngưỡng và cung vượt cầu mà thiếu danh mục sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, chủ yếu vẫn là dạng thô hay sơ chế (như nhân điều), ít qua chế biến nên khi thị trường biến động, lập tức bị tác động. Điều này cho thấy khả năng phản ứng và thích nghi của DN Việt Nam còn hạn chế, thậm chí thụ động trước nhu cầu thị trường thế giới. Xúc tiến thương mại nông sản vẫn là chào bán sản phẩm có sẵn.

Chuẩn bị bước vào những cuộc chơi rộng lớn hơn từ các hiệp định thương mại đã và sắp ký kết, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu; đầu tư tập trung năng lực chế biến sâu nông sản. Một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng sản phẩm nông nghiệp là thị hiếu tiêu dùng. Đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đồng nghĩa với giá cả được gia tăng, cho nên việc xác định phân khúc và khối khách hàng, nhu cầu, sở thích và mức thu nhập là việc làm cần thiết để có cơ sở bán cái thị trường cần. Đây là điều chúng ta còn thiếu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất trong mấy năm qua. Ngoài quy định điều kiện cấp hạn ngạch nhập khẩu mới, nước này còn hạn chế nhập khẩu bằng quy định cấp giấy chứng nhận chất lượng gạo thông qua công ty kiểm tra chất lượng của Trung Quốc (CIC) và gạo thu hoạch không quá 3 tháng. Đây là rào cản kỹ thuật và làm tăng thêm chi phí xuất khẩu. Philippines - thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu gạo, thông báo chương trình nhập khẩu gạo tư nhân MAV năm 2015 với số lượng 805.200 tấn, trong đó hạn ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam là 293.100 tấn, theo các điều kiện được quy định chặt chẽ. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm tùy thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Thị trường châu Phi vẫn là thế khó vì chỉ có lợi cho các nguồn cung cấp gần, cước phí thấp như Ấn Độ và Pakistan.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 07/08/2015
Đăng ngày 07/08/2015
Công Phiên
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 18:41 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 18:41 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 18:41 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 18:41 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 18:41 14/11/2024
Some text some message..