Vi sinh xử lý phèn có hiệu quả thật sự không?

Hiện tượng ao nuôi xuất hiện phèn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở các ao đất. Với sự phát triển của các công nghệ trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, việc xử lý phèn đã trở nên dễ dàng. Trong đó, xử lý phèn bằng vi sinh được người nuôi cân nhắc sử dụng rất nhiều. Vậy hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về phương pháp này nhé!.

Ao bị phèn
Ao nuôi bị phèn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm

Làm sao để nhận biết phèn có trong ao nuôi? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phiền xuất hiện trong ao nuôi. Nếu ao của bạn ở vùng đất có chứa hàm lượng sulfat cao, trong khi các hợp chất hữu cơ phân hủy ở điều kiện yếm khí sẽ hình thành vi khuẩn khử sulfat, lúc này lưu huỳnh (trong thực vật, trong nước biển, trong đất) sẽ kết hợp với lượng sắt có trong trần tích dưới đáy ao và tạo thành FeS2 (phèn- pyrite). 

Còn một nguyên nhân phổ biến nữa đó chính là khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống và hoạt động của tôm cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn. 

Người nuôi có thể phát hiện ao nuôi bị phèn thông qua các hiện tượng sau đây: 

- Nước ao chuyển màu trà nhạt, trong hơn và có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra độ pH thấy giảm. 

- Ao bị nhiễm phèn sẽ khiến mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ tôm cứng hơn bình thường, tôm bỏ ăn sau mưa. 

- Những ao bị nhiễm phèn nặng tôm có hiện tượng tấp mé bờ, thậm chí chết rải rác do phèn bám vào mang tôm làm cản trở quá trình lấy oxy của ao. 

Men vi sinh hạ phèn liệu có hiệu quả? 

Men vi sinh hạ phèn cũng là một trong số các loại men vi sinh thủy sản thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Loại men này về công dụng có sự khác biệt đặc trưng đó chính là nó được dùng để xử lý ao nhiễm phèn nuôi tôm mật độ cao do thay đổi môi trường vi mô.  

Nước bị nhiễm phènKiểm tra hàm lượng phèn trong ao thường xuyên là cách để kiểm soát chúng 

Trong chăn nuôi thủy sản, bà con không chỉ lo bệnh tật gây hại đến vật nuôi mà nỗi lo nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn quá mức khiến vật nuôi dễ bệnh chết cũng là nỗi ám ảnh không hề nhỏ. 

Khi người nuôi lựa chọn đúng dòng men vi sinh hạ phèn chất lượng sẽ giúp: 

- Giảm phèn nhanh chóng và ổn định chất lượng nước trong ao nuôi tôm 

- Thân thiện với môi trường và an toàn cho tôm nuôi 

- Làm sạch nước và đáy ao nuôi tôm một cách hiệu quả 

Một số chế phẩm vi sinh hiện nay có vai trò khử phèn chứa một số loại vi khuẩn trong đó có Bacillus spp, Thiobacillus versutus, Thiobacillus ferrooxidans, Rhodopseudomonas... có vai trò loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa trong ao nuôi trồng thuỷ sản qua các phản ứng như sau: 

Ban đầu một lượng lớn pyrite (FeS2) được tiếp xúc không khí trong giai đoạn phơi khô ao. Sự tiếp xúc của pyrite với oxy gây ra phản ứng hòa tan và sự oxy hóa tự nhiên của lưu huỳnh thành sulfate, hình thành sắt II (Fe2+) và axít sulfuric: 

2 FeS2 + 7 O2 + 2 H2O -> 2 Fe2+ + 4 H2SO4 

Tiếp theo, các sản phẩm của phản ứng 1 có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, chúng oxy hóa sắt II (Fe2+) (có nguồn gốc từ pyrite) thành sắt III (Fe3+): 

Fe2+ + 1/4 O2 + H+ -> Fe3+ +1/2 H2

Vi sinhMen vi sinh có thể hỗ trợ khử phèn an toàn cho ao có tôm

Sản phẩm của phản ứng là Sắt III (Fe3+) sẽ một phần trở thành nguồn khoáng chất cung cấp cho tôm, cá, tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong quá trình phát triển. Một phần tham gia vào phản ứng 3. Trong chu kỳ tăng sinh tiếp theo, Sắt III (Fe3+) sẽ tiếp tục tham gia phản ứng với lượng pyrite dư thừa, hình thành nhiều sắt II (Fe2+): 

FeS2 + 14 Fe3+ + 8 H2O -> 15 Fe2+ + 2 SO42- + 16 H+ 

Các sản phẩm của chu kỳ tăng sinh sắt II (Fe2+) và axit sulfuric (H2SO4) tham gia lại phản ứng 2, kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus spp., tảo và tôm nuôi như một nguồn khoáng chất. Kết quả cuối cùng: Pyrite (FeS2) bị cạn kiệt, nhờ đó mang tôm, cá được làm sạch, giảm stress và tỷ lệ chết cho tôm, cá. 

Phèn ảnh hưởng đến ao tôm và tôm rất nghiệm trọng. Ao nuôi khi nhiễm phèn sẽ rất khó gây màu nước, làm cho tảo không phát triển được, làm mất cân bằng quá trình tạo vỏ. Tôm bị nhiễm phèn sẽ lột xác không hoàn toàn, mềm vỏ, chậm phát triển và màu sắc kém,... Vì vậy, cần xử lý phèn trước khi thả nuôi thật kỹ, trong quá trình nuôi cần nên kiểm tra hàm lượng phèn trong ao thường xuyên để có thể điều chỉnh hợp lý. 

Đăng ngày 15/12/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:48 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:48 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:48 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:48 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 16:48 27/12/2024
Some text some message..