Vibrios được biết thường bám vào các giá thể trong môi trường, kể cả chất Chitin là một trong các chất polymer có phổ biến và rất nhiều ở hầu hết môi trường nước biển. Tảo khuê là loài tảo phong phú trong môi trường nước lợ và một số loài sản sinh ra Chitin như một thành phần của tế bào silic hoặc như là các sợi nhỏ của vách tế bào. Chúng tôi đã xác định dược vai trò của cấu trúc bề mặt đặc biệt của loài vi khuẩn này, theo kiểu răng cưa thuộc nhóm type IV pilins PilA và MshA, cấu trúc bề mặt đặc biệt này làm vi khuẩn dễ bám dính vào chất Chitin của tảo khuê. Màng sinh học và sự bám dính của Vibrio parahaemolyticus đối với Chitin được điều phối bởi khả năng của chủng vi khuẩn có thể biểu hiện chức năng theo kiểu type IV pili hay không. Lượng bám dính chất Chitin từ tảo khuê được kiểm soát bởi quá trình sản xuất Chitin của tảo và quá trình này xảy ra ở pha cuối của sự tăng trưởng của tảo khuê. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy sự bùng nổ mật độ tảo khuê giai đoạn cuối có thể làm bùng nổ mật độ của Vibrio parahaemolyticus và có thể đây sẽ là hệ thống cơ bản cảnh báo sớm và chính xác của loài vi khuẩn gây bệnh này.