Hai nước sẽ tăng cường quan hệ đối tác, hợp tác đặc biệt trong hoạt động khai thác và các vấn đề biển khác, theo AP đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi. Bà Marsudi đã tổ chức một cuộc gặp ngắn với người đồng cấp Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 17/4/2018. “Về hợp tác thủy sản và biển, chúng tôi đồng ý về cách dàn xếp các vấn đề sắp tới”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia phát biểu. “Chúng tôi cũng đồng ý sẽ cùng nhau cố gắng hoàn thành phân định ranh giới khu vực kinh tế đặc quyền, bởi sự phân định EEZ giữa hai nước có thể thúc đẩy lợi ích của hai dân tộc cũng như đảm bảo an ninh giữa hai nước”.
Từ năm 2014, Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu cá, bao gồm tàu cá từ Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan bị cáo buộc xâm phạm các vùng nước của Indonesia. Mối quan hệ hợp tác với Indonesia là động thái mới nhất của Việt Nam trong quá trình chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không được quy định (IUU).
“Về phần mình, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn và thông tin để nâng cao nhận thức cho ngư dân không xâm phạm vùng biển của các nước khác”, ông Minh phát biể và cho biết thêm hai bên đã đồng ý hình thành một cơ chế giải quyết tranh chấp khai thác thủy sản tuân thủ theo luật pháp của cả hai nước.
Ủy ban châu Âu (EC) đã giơ “thẻ vàng” cảnh cáo Việt Nam vào tháng 10/2017, cảnh báo rằng EU có thể cấm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam hoàn toàn, trừ khi Hà Nội nỗ lực hơn trong giải quyết khai thác thủy sản trái phép.
Các biện pháp quyết liệt đã được các nhà chức trách Việt Nam triển khai sau “thẻ vàng” dẫn đến giảm mạnh số lượng tàu cá Việt Nam hoạt động trái phép tại các nước khác, đặc biệt là tại các đảo tại Thái Bình Dương, Bộ NNPTNT Việt Nam cho biết trong thông báo sau chuyến thăm EU của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, các vụ bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam tại các khu vực chưa phân định ranh giới vẫn là vấn đề chưa được giải quyết giữa Việt Nam và Indonesia. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành phân định ranh giới các vùng kinh tế đặc quyền với Indonesia, Malaysia và Campuchi để giải quyết một số vấn đề liên quan đến biên giới.
Vào giữa tháng 5, tổng giám đốc các vấn đề nghề cá và biển của EU hay DG MARE, sẽ gửi một nhóm công tác tới Việt Nam để đánh giá các nỗ lực của Việt Nam trong giai quyết IUU.
EU sẽ sử dụng các kết quả của quá trình rà soát để quyết định các bước tiếp theo xem liệu có giơ thẻ đỏ cấm toàn bộ hoạt động nhập khẩu thủy sản Việt Nam, giữ thẻ vàng hay thu hồi thẻ vàng và nối lại quan hệ thương mại bình thường hay không, theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam công bố thông tin ngày 18/4. “Việt Nam mong đợi một đánh giá công bằng từ phía EU”.