Vĩnh Tân khuyến cáo không nên thả nuôi cá ở thời điểm này

Hiện nay, cá nuôi tại khu vực Vĩnh Tân không còn chết hàng loạt và trên diện rộng như thời điểm ngày 14/5 và 20/6. Tuy nhiên, cá vẫn còn chết rải rác ở một số hộ nuôi, nhất là những hộ mới thả lại cá giống mặc dù đã được Tổ công tác khuyến cáo không nên thả nuôi lại ở thời điểm này.

Vĩnh Tân khuyến cáo không nên thả nuôi cá ở thời điểm này
Kiểm tra sức khỏe của cá nuôi lồng

Anh Huỳnh Thanh Tùng (Chi cục Thủy sản Bình Thuận) - Tổ trưởng Tổ công tác giám sát và hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá lồng bè tại vùng biển xã Vĩnh Tân (gọi tắt là Tổ công tác 424) cho biết: Hiện nay, Tổ công tác 424 đang thường xuyên giám sát tình hình cá nuôi lồng bè tại vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân; cử cán bộ trực đêm trên bè nuôi để theo dõi diễn biến cá nuôi và điều kiện môi trường nước để hướng dẫn các biện pháp ứng phó, phòng ngừa thích hợp. Mặt khác, vận động ngư dân không tiếp tục thả cá giống (chủ yếu là cá bớp) trong tình hình hiện nay.

Cụ thể, qua gần 1 tháng hoạt động, Tổ công tác đã thực hiện đo nhanh hàng ngày các chỉ tiêu môi trường nuôi là hàm lượng oxi hòa tan (DO) và nhiệt độ bên trong và bên ngoài lồng nuôi để so sánh; thời điểm đo ban ngày từ 14 - 16 giờ, thời điểm đo ban đêm từ 0 giờ đến 3 giờ sáng. Kết quả đo nhanh các chỉ tiêu môi trường cho thấy đều nằm trong giới hạn cho phép. Tổ công tác đã hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật tắm cá bằng thuốc tím, vệ sinh lồng nuôi và theo dõi tình hình sức khỏe cá nuôi. Tổ công tác đã thu 2 mẫu nước tại lồng bè nuôi cá, 1 mẫu bùn đáy để phân tích các thông số môi trường và 1 mẫu cá bớp nuôi để phân tích dịch bệnh. Đến nay chưa có kết quả phân tích 2 mẫu nước và 1 mẫu bùn đáy. Kết quả xét nghiệm mẫu cá nuôi cho thấy: không phát hiện vi khuẩn Pseudomonas fluorescens và vi khuẩn Photobacrerium damselae, nhưng phát hiện thích bào tử trùng Myxobolus sp. trong mẫu cá. Để khẳng định cá nuôi bị nhiễm ký sinh trùng (thích bào tử trùng Myxobolus sp.), Tổ công tác tiến hành lấy mẫu lần 2 vào ngày 17/7/2018, sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ có đánh giá cụ thể.

Tuy nhiên, Tổ công tác nhận định, trong quá trình nuôi cá lồng bè trên biển, bị ký sinh trùng tấn công gây lở loét cá và chết rải rác là hiện tượng bình thường xuất hiện ở một vài cá thể, không gây chết cá hàng loạt như thời gian vừa qua. Tổ công tác hoạt động có phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường thu 1 mẫu nước,1 mẫu trầm tích tại bè nuôi ông Lộc và 6 mẫu nước tại nhiệt điện Vĩnh Tân vào ngày 5/7/2018. Đến nay chưa có kết quả phân tích.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Đối với khu vực nuôi cá lồng bè xã Vĩnh Tân, hàng năm đều có những thời điểm môi trường nuôi không ổn định, ảnh hưởng đến nuôi cá lồng bè, do vậy hiện nay Tổ công tác 424 của Sở Nông nghiệp và PTNT đang túc trực theo dõi, rà soát kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường và dịch bệnh tại khu vực đang nuôi. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá, đề xuất khả năng phát triển nuôi trồng tại khu vực này trong thời gian tới. Đồng thời thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất hỗ trợ thiệt hại cá nuôi lồng bè vùng biển xã Vĩnh Tân; đề nghị UBND huyện Tuy Phong chỉ đạo Phòng chức năng của huyện hướng dẫn UBND xã Vĩnh Tân triển khai quy định trình tự, thủ tục hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo điểm a, Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Tổ công tác 424 phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các thủ tục thống kê, đánh giá thiệt hại cá nuôi lồng bè bị chết của các hộ dân. Sau khi thực hiện các thủ tục ở cơ sở, trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Tuy Phong, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với UBND huyện và các sở, ngành liên quan kiểm tra, thẩm định, tham mưu đề xuất hỗ trợ thiệt hại theo quy định hiện hành. 

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 31/07/2018
K. Hằng
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:13 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:13 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:13 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:13 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:13 17/02/2025
Some text some message..