Vịnh Xuân Đài đứng trước nguy cơ trở thành vùng “biển chết”

Có một câu hỏi “nóng” đang được đặt ra là vì sao môi trường vịnh Xuân Đài đang bị hủy hoại từng ngày và đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết?

vịnh Xuân Đài đứng trước nguy cơ trở thành vùng “biển chết”
Nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài - Ảnh: LÊ TRÂM/BPY

Vịnh Xuân Đài có diện tích khoảng 13.000ha. Cửa sông của vịnh rộng, bờ vịnh dài khoảng 50km, chạy qua nhiều vùng địa thế khác nhau, dưới biển có rất nhiều rặng san hô và rong biển đẹp mê hồn. Vì vẻ đẹp ấy mà nơi đây đã được công nhận là danh thắng quốc gia. Nhưng môi trường ở đây bị hủy hoại từng ngày và có nguy cơ thành vùng biển chết. Trước thực trạng về nguy cơ trở thành vùng "biển chết", câu hỏi được đặt ra là liệu có phải vịnh Xuân Đài bị quá tải lồng bè tôm hùm, vì sao quy hoạch vùng nuôi tôm hùm bị phá vỡ, do người dân nuôi tự phát hay do buông lỏng quản lý?

Đã hơn 1 năm nhưng người dân nuôi tôm hùm ở Vịnh Xuân Đài vẫn không sao quên được cái ngày tôm hùm chết hàng loạt. Với người dân trong vùng đó thực sự là thảm họa, khoảng 2 triệu con tôm hùm đã bị chết trong tháng 5, tháng 6 năm ngoái, cuộc sống của 700 hộ gia đình nuôi tôm lao đao từ chỗ tỷ phú nhiều người bỗng trắng tay. Sự cố tôm hùm chết hàng loạt là đỉnh điểm của 1 thực tế đang âm ỉ từ lâu trong vùng biển này vịnh Xuân Đài đã ô nhiễm.

Công việc không thể thiếu vào mỗi buổi sáng của người nuôi tôm hùm là cho tôm ăn, cứ 50 con tôm hùm trong 1 ngày có gần 2kg thức ăn tươi được thả xuống lồng. Theo ước tính, có hàng trăm tấn thức ăn mỗi ngày được đưa xuống vùng biển này để nuôi tôm hùm, trong khi đó, những người nuôi tôm hùm lại không thể kiểm soát thức ăn dư thừa. Lượng thức ăn nuôi tôm dư thừa bị tích tụ dưới đáy biển bởi tôm hùm được nuôi tại đây đã hơn 25 năm qua. Những khảo sát gần đây ở vịnh Xuân Đài cho thấy, tại những nơi có độ sâu 5m, chất thải từ lồng nuôi tôm hùm đã dày đến 1m, còn trên mặt nước, rác thải từ quá trình nuôi tôm bủa vây khắp nơi. Vậy là vịnh Xuân Đài vùng biển đẹp níu chân du khách thì nay đến cả người dân còn né tránh do ô nhiễm. Ô nhiễm do quá tải lồng bè tôm hùm chính là ngọn nguồn đưa vịnh Xuân Đài trở thành vùng biển chết.

Sau sự cố tôm hùm chết hàng loạt ở Vịnh Xuân Đài, tưởng chừng tình hình nuôi tôm hùm sẽ lắng xuống thế nhưng vào lúc này nơi đây vẫn tiếp tục tăng nóng số lồng, bè nuôi. Nhiều người vẫn ồ ạt nuôi tôm hùm ngay tại chính khu vực mà mật độ nuôi đã quá ngưỡng cho phép. Theo quy hoạch, ở đây chỉ được nuôi 16.500 lồng nhưng hiện tại, lồng nuôi tôm hùm đã xấp xỉ con số 60.000, tăng gấp hơn 4 lần so với quy hoạch. Vùng nuôi tôm hùm vịnh Xuân Đài vốn đã tích tụ ô nhiễm, trước thực trạng lồng bè tăng, nguy cơ ô nhiễm lại càng thêm nóng. Nhưng ngày ngày vẫn có thêm lồng bè tôm hùm được đem xuống nuôi, và những người nuôi tôm hùm thì ngày ngày nuôi tôm trong nỗi lo phập phồng, nỗi ám ảnh sự cố tôm chết hàng loạt.

Với một vùng biển có lợi thế như Vịnh Xuân Đài thì không thể không nuôi tôm hùm, nhưng cũng không thể chấp nhận kiểu gia tăng nóng nghề nuôi tôm hùm như trong thời gian vừa qua bởi mức độ hủy hoại môi trường từ việc gia tăng nóng nghề nuôi tôm hùm đã quá rõ ràng. Một câu hỏi được đặt ra, là ai chịu trách nhiệm cho môi trường bị suy thoái.

Chỗ nào có mặt nước phù hợp nuôi tôm hùm thì ngay lập tức nơi đó đan dày lồng bè, chẳng cần xin phép chỉ cần có vốn đầu tư làm lồng bè, mua tôm giống là nuôi được tôm hùm đây chính là ngọn nguồn của các vùng nuôi tôm hùm bị phá vỡ quy hoạch.

Giao mặt nước đến từng hộ nuôi tôm chính là cách tốt nhất để có thể kiểm soát và dưa vùng nuôi tôm hùm trở về đúng quy hoạch, đây cũng là mong muốn từ lâu của người nuôi tôm hùm bởi trên mặt nước là cả tài sản, cuộc sống của họ. Vấn đề còn lại là giải pháp cụ thể để những hộ nuôi tôm hùm có được mặt nước để nuôi tôm và có trách nhiệm với mặt nước vùng nuôi mà mình đang sử dụng.

Không ai mong muốn một khu vực đẹp như vịnh Xuân Đài lại trở thành vùng "biển chết", nhưng điều này hoàn toàn có nguy cơ trở thành hiện thực. Khi đó, tiềm năng, lợi thế dù có giàu có đến mấy cũng trở nên nghèo kiệt bởi chẳng ai có thể làm được gì khi vùng biển đã bị ô nhiễm. Không ai khác, chính người dân trong vùng là những người đầu tiên phải hứng chịu rủi ro trong sinh kế và cuộc sống như một sự trả giá về cách ứng xử thiếu bền vững đối với biển.

VTV
Đăng ngày 17/09/2018
BTS
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 21:40 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 21:40 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 21:40 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 21:40 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 21:40 24/04/2024