Năm 2009, ngành nuôi cá rô phi tại Israel và Ecuador bắt đầu bị hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt và virus TiLV được coi là nguyên nhân gây tử vong cho cá.
Năm 2016, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh đang nổi lên này gồm Israel, Ecuador, Colombia và Ai Cập, nhưng gần đây sự bùng nổ dịch bệnh này ở cá rô phi nuôi lại xảy ra ở Thái Lan, nơi có tỷ lệ tử vong cao từ 20-90% được quan sát và ghi nhận.
Trong năm 2015-2016 có 32 vụ bùng phát bệnh được điều tra nghiên cứu liên quan đến số lượng lớn cá rô phi nuôi (Oreochromis niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) chết không rõ nguyên nhân.
Mô bệnh học của gan cho thấy những dấu hiệu tương tự đối với SHT, kính hiển vi điện tử truyền qua, lai tại chỗ và xác định trình tự nucleotit đối với TiLV từ Israel khẳng định rằng những đợt bùng phát dịch bệnh này là do loại virus này gây nên.
Dấu hiệu triệu chứng:
Các dấu hiệu dễ thấy khi cá bị bệnh như có nhiều điểm trên da bị ăn mòn hoặc bị lở loét, các thay đổi ở mắt cá như thủy tinh thể mờ đục và mắt bị co lại. Cá bị bệnh sẽ bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt, tập trung ở đáy, di chuyển chậm và ngừng tụ đàn trước khi chết.
Các tổn thương mô bệnh học ở não gồm có phù nề, xuất huyết tập trung ở màng não và tắc nghẽn mao mạch. Đối với gan, có các biến đổi mô bệnh học như các tế bào gan sưng phồng và tách rời nhau.
Phát hiện ra virus trong các mô bị nhiễm ở cá rô phi là rất quan trọng trong việc khẳng định tình trạng bị nhiễm virus hoặc sự xuất hiện của loại virus này.
10 quốc gia đứng đầu về sản xuất cá rô phi gồm Trung Quốc, Ai Cập, Philippin, Thái Lan, Indonesia, Lào, Costa Rica, Ecuador, Colombia và Honduras.