Vỏ ốc được đổ tràn lan tại cảng cá Lạch Vạn làm cản trở dòng chảy

Những ngày này, nhiều tàu thuyền của huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang vào mùa khai thác ốc dùi (còn gọi là ốc xoắn, ốc đinh) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho ngư dân.

Vỏ sò, vò ốc dùi
Vỏ sò, vò ốc dùi với số lượng lớn được tập kết tại cảng Lạch Vạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Song, việc phân loại và đổ vỏ ốc tràn lan tại khu vực cảng cá Lạch Vạn và dọc sông Lạch Vạn nằm trên địa bàn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu đã gây ô nhiễm môi trường, gây bồi lắng, cản trở dòng chảy

Tại cảng cá Lạch Vạn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, phần lớn là do vỏ sò, vỏ ốc đổ tràn lan tại hai bên cảng cá Lạch Vạn và dọc mép dòng sông Lạch Vạn từ nhiều ngày nay. Số vỏ ốc này đổ chất thành đống với số lượng rất lớn, kéo dài trên tuyến đường ra vào cảng cá Lạch Vạn và khu vực rừng ngập mặn, đặc biệt là đoạn từ xóm Yên Quang đến xóm Đông Lộ của xã Diễn Ngọc.

Theo nhiều ngư dân, vào những ngày này, trung bình mỗi tàu đi khai thác ốc dùi mang về khoảng trên 2 tấn. Sau khi được đưa lên bờ, có đến 60-70% phải loại ra vì lẫn vỏ sò, vỏ ốc chết và một phần ốc dùi nhỏ cũng không được thương lái thu mua. Ốc dùi sau khi được phân loại sẽ được nhập cho các thương lái với giá trên 10.000 đồng/kg, số vỏ sò, vỏ ốc dùi nhỏ bị loại được tập kết thành từng đống và được đổ tràn lan ở nhiều nơi.

Bà Đinh Thi Năm, 56 tuổi, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu bức xúc, sau khi phân loại, số lượng lớn vỏ ốc được các chủ tàu thuyền đổ ngay xuống khu vực hai bên cảng cá Lạch Vạn và xuống sông, mùi hôi thối nồng nặc. Số lượng vỏ ốc ngày càng lớn được đổ tràn xuống cả lòng sông, gây ảnh hưởng đến dòng chảy, các tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Lạch Vạn gặp nhiều khó khăn.

Ông Ngô Xuân Thủy, Cảng trưởng cảng cá Lạch Vạn cho biết, trung bình mỗi ngày cảng cá Lạch Vạn có 50 tàu của ngư dân các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích và một số ít xã Diễn Kim ra, vào cảng để bốc dỡ hải sản và tiếp nhiên liệu đi biển. Việc ngư dân khai thác ốc dùi và đổ tràn lan tại hai bên cảng cá Lạch Vạn, dọc các bờ sông Lạch Vạn đã diễn ra hơn một tháng nay gây ô nhiễm môi trường và làm bồi lắng, ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Lạch Vạn. Tuy nhiên, việc xử lý đang gặp nhiều khó khăn.


Vỏ sò, vỏ ốc dùi được các chủ tàu thuyền đổ tràn lan hai bên cảng cá Lạch Vạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ban Quản lý cảng cá Lạch Vạn đã cắm biển cấm đổ vỏ ốc, sò tại khu vực cảng và hai bên cảng; tích cực tuyên truyền đến các chủ tàu thuyền và ngư dân song tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Hiện Ban Quản lý cảng cá Lạch Vạn có ít người, trong khi đó các tàu thuyền khai thác ốc dùi chủ yếu về ban đêm và sáng sớm. Khi không có cán bộ Ban Quản lý cảng cá thì các chủ tàu thuyền lập tức đổ vỏ ốc sò xuống hai bên cảng và mép sông Lạch Vạn.

Ban Quản lý cảng cá đã đề nghị các chủ tàu thuyền khai thác ốc dùi thuê xe, chở số vỏ ốc dùi, vỏ sò đang dồn ứ tại cảng chuyển đi chỗ khác để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại cảng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết, hiện trên địa bàn xã Diễn Ngọc và Diễn Bích có khoảng 35 tàu chuyên khai thác ốc dùi, nguồn lợi kinh tế từ việc khai thác ốc dùi là khá lớn. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường và bồi lắng ảnh hưởng đến dòng chảy luồng lạch đang là điều đáng lo ngại.

Hiện chính quyền địa phương cũng đang phối hợp với Ban quản lý cảng cá Lạch Vạn, Đồn Biên phòng Diễn Thành tuyên truyền người dân không tập kết vỏ ốc sau khi phân loại tại cảng hoặc đổ dọc mép sông và ở ngoài các khu dân cư. Sau thời gian tuyên truyền nếu tình trạng này vẫn không được giải quyết, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính đối với các chủ tàu, ngư dân vi phạm.

Đặc biệt, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã phát hiện 3 tàu sau khi phân loại ốc dùi trên tàu đã ngang nhiên đổ vỏ ốc, vỏ sò xuống khu vực cửa sông Lạch Vạn, nguy cơ làm bồi lắng dòng sông, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng cá Lạch Vạn. Chính quyền địa phương cũng đã lập biên bản, thực hiện việc cam kết không tái phạm. 

Huyện Diễn Châu là địa phương có số lượng tàu thuyền khai thác thủy hải sản trên biển lớn. Năm 2019, cảng cá Lạch Vạn đã nạo vét, song chỉ có khoảng 70 tàu công suất 48CV cập cảng cá Lạch Vạn, các tàu công suất lớn không thể vào cảng do cửa lạch bị bồi lắng. Do đó, việc kịp thời xử lý, ngăn chặn việc đổ vỏ ốc, sò số lượng lớn xuống sông Lạch Vạn là rất cần thiết, tránh tình trạng gia tăng sự bồi lắng cửa lạch, ảnh hưởng đến việc ra, vào cảng của các tàu thuyền.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 01/09/2020
Tá Chuyên
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 23:54 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 23:54 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 23:54 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 23:54 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 23:54 18/02/2025
Some text some message..