Vơi nỗi lo lệ thuộc ngao giống Trung Quốc

Tại Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Bến Tre vừa tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của hai Dự án “Phát triển mô hình sản xuất ngao giống”.

sản xuất ngao giống
Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất ngao giống ở Bến Tre. Ảnh:  TTKNQG

Nhu cầu về ngao giống còn rất lớn

Thạc sĩ Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, nghề nuôi ngao những năm trước đây nguồn con giống hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Chi phí ngao giống luôn chiếm hơn 50% giá thành ngao thương phẩm.

Do đó để giảm giá thành sản xuất phải tập trung tính đến giảm chi phí khâu con giống. Đồng thời, ông Tiêu cũng nhận định rằng việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống ngao là yếu tố then chốt để thúc đẩy nghề nuôi ngao phát triển ổn định và bền vững.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng ngao giống hiện tại trên cả nước có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo ước đạt 15-20 tỷ con/năm, tập trung tại các cơ sở sản xuất ở Nam Định, Tiền Giang, Bến Tre…

Trong khi đó, hàng năm nhu cầu ngao giống cả nước thống kê ước 70 tỷ con. Một lượng lớn giống ngao được khai thác tự nhiên và nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu con giống.

Thiếu ngao giống trầm trọng là vậy, nhưng trên thực tế số lượng cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể lại giảm 228 cơ sở so với năm 2013, hiện nay chỉ còn khoảng 300 cơ sở. Nhiều trại giống đã chuyển sang sản xuất giống cá biển do gặp nhiều khó khăn như môi trường ô nhiễm, thị trường thiếu ổn định, giá bán bấp bênh, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường. Có thời điểm, nhiều người nuôi ngao phải vào tận miền Nam mua giống chuyển về, dẫn đến giá thành sản xuất cao, chưa nói đến lúc giá ngao thương phẩm của thị trường xuất khẩu giảm thì người nuôi bị lỗ nặng.

Với mong muốn giúp người nuôi ngao chủ động được nguồn giống, từ năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai Dự án “Phát triển mô hình sản xuất ngao giống” sau khi đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata).

Giúp người nuôi chủ động nguồn giống

Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện xây dựng 3 mô hình ương trực tiếp từ ngao giống cấp I lên cấp II tại các tỉnh Nam Định, Nghệ An và Bến Tre; 2 mô hình từ sinh sản nhân tạo đến ương lên ngao giống cấp II được triển khai tại Thái Bình, Thanh Hóa.

Trong quá trình thực hiện dự án, các hộ nuôi được tham gia tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế sản xuất ngao giống. Kết quả bước đầu rất khả quan, tỷ lệ sống của con ngao giống cấp II lớn hơn 50%, thậm chí ở Bến Tre đạt 60% (trong khi các hộ nuôi ngoài mô hình chỉ đạt tối đa 30%). Tổng lượng con giống của 5 mô hình đạt 701,3 triệu con ngao giống cấp II, vượt chỉ tiêu 500 triệu con mà dự án yêu cầu.

Từ hiệu quả trên, dự án tiếp tục triển khai từ năm 2014 tại Hải Phòng và Thái Bình đã nhân rộng được 5 hộ ngoài dự án với diện tích tổng cộng 20ha. Dự án cũng góp phần đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ cho người nuôi, không phải nhập giống từ miền Nam để giảm thiểu chi phí, và đặc biệt là hạn chế hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt thiên nhiên.

Ông Nguyễn Văn Buội – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bến Tre cho biết, dự kiến trong 5 năm tới, ngành ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung, phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản. Áp dụng công nghệ và quy trình nuôi VietGAP, giữ vững, củng cố chứng nhận MSC con ngao Bến Tre. 

Dự án góp phần đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ cho người nuôi, không phải nhập giống từ miền Nam để giảm thiểu chi phí, và đặc biệt là hạn chế hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt thiên nhiên. 

Báo Dân Việt, 24/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Huỳnh Giang
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:37 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:37 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:37 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:37 27/12/2024
Some text some message..