Vụ nuôi cá bằng phân lợn: Ảnh hưởng cả người dùng và người nuôi

Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk khẳng định việc nuôi cá bằng phân lợn trong hồ nước thải từ hầm biogas là không phù hợp. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, mà chính người nuôi cũng không có lợi.

nuoi ca bang phan heo
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk, cách nuôi cá này của người dân xã Ea Đar là không đúng kỹ thuật mô hình VAC.

Vừa qua, Dân Việt  đã đăng tải clip: “Kinh hoàng nuôi cá bằng... phân lợn trực tiếp từ hầm biogas”, phản ánh việc một số hộ dân ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) lấy nước thải từ hầm biogas và phân lợn tươi để nuôi cá trê.

Clip này ngay sau đó đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc, trong đó đa phần các ý kiến cho rằng việc nuôi cá theo hình thức trên là hết sức bình thường. Thậm chí, có ý kiến khẳng định đây là mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) góp phần xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, ngày 13.6, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk.

Theo ông Thảo, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào về việc nuôi cá theo kiểu trên, vì các kiểu nuôi cá này nếu có thì chỉ là những mô hình nhỏ lẻ.

Ông Thảo khẳng định, việc nuôi cá trong môi trường ô nhiễm (lấy nước thải từ hầm biogas) và cho cá ăn bằng phân lợn tươi không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hộ chăn nuôi. Bởi trước hết, môi trường không tốt sẽ khiến cá chậm lớn, dễ phát sinh dịch bệnh. Việc dùng phân tươi để cho cá ăn sẽ khiến nguồn nước càng ô nhiễm khiến một số loại tảo phát triển nhanh làm  ôxy trong nước giảm mạnh khiến cá bị chết.

Bên cạnh đó, với cách nuôi này, cá sẽ bị nhiễm một số chất có nguồn gốc NH3, H2S, kim loại nặng... là độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, nếu cho cá ăn phân của gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh thì sẽ thành dịch, lây lan nhanh.

“Không phải bất cứ chất nào khi cá ăn vào cũng sẽ được chuyển hóa. Một số chất trong đó không thể tiêu hóa được sẽ tích tụ trong cơ thể cá. Và, con người khi ăn phải những chất này sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay, một số nơi người ta cũng nuôi cá dưới hầm chất thải, nhưng mục đích của việc này là chỉ nhằm cải thiện nguồn nước trước khi thải ra môi trường, cá nuôi ở đó không thể dùng làm thực phẩm” - ông Thảo nói.

nuoi ca tre
Nuôi trong môi trường tốt, cá trê sẽ phát triển nhanh và ít bị dịch bệnh (ảnh minh họa).

Cũng theo ông Thảo, cách làm của các hộ dân ở Ea Đar như Dân Việt phản ánh không phải là mô hình VAC đang được áp dụng. Theo đúng kỹ thuật, trước khi đưa xuống hồ cá, phân động vật phải được ủ oai. Quá trình này sẽ làm các loại khí độc như NH3, H2S... bay đi đồng thời sẽ sản sinh ra các vi sinh vật có lợi và một số loại côn trùng có thể làm thức ăn cho cá. Từ đó, môi trường nước sẽ được cải thiện giúp cá nhanh lớn, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi, an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Thảo khuyến cáo, người dân khi muốn nuôi cá theo mô hình này cần phải tìm hiểu kỹ quy trình kỹ thuật, không nên “biến tấu”, vừa không có lợi cho chính mình mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Báo Dân Việt, 13/06/2016
Đăng ngày 13/06/2016
Duy Hậu
Nuôi trồng

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:36 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:36 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:36 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:36 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:36 03/11/2024
Some text some message..