“Vua” cá hồi, cá tầm “Thác Bạc Sa Pa”

Ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, thương hiệu “Cá hồi Thác Bạc Sa Pa và Cá tầm Tam Đảo” hiện đang được các thương gia biết đến bởi các món ăn cao cấp được chế biến từ các loại sản phẩm cá đặc sản cao cấp này.

Vua cá hồi

Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt - Đức là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam ương nuôi cá tầm Siberi và cá tầm Nga tại Thác Bạc Sa Pa (Lào Cai) đã và đang từng bước thành công. Theo đó, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng mô hình, phát triển và cung cấp giống cho các trại nuôi tại một số tỉnh miền Bắc và miền Nam.

Mạo hiểm

Xuất phát từ động cơ ham muốn làm giàu chính đáng, ông Nguyễn Trọng Cử (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt - Đức, gọi tắt là Cty Việt Đức) đã từng bước thành công trong việc nuôi cá tầm và cá hồi gắn liền với thương hiệu mang tên các địa danh nổi tiếng như “Thác Bạc Sa Pa” (Lào Cai) và “Xạ Hương Tam Đảo” (Vĩnh Phúc).

Tại nhà hàng “Thác Bạc Sa Pa” số 44 Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội), ông Nguyễn Trọng Cử đã tâm sự với chúng tôi về những thời kỳ đầu tư mạo hiểm của mình. Lúc đang sinh sống tại Cộng hòa liên bang Đức, biết tin công trình nghiên cứu của TS. Lê Thanh Lựu (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) công bố cá tầm, cá hồi có thể nuôi và phát triển tốt ở Việt Nam, luật gia Nguyễn Trọng Cử nảy ra ý định và vạch hướng trở về Việt Nam xây dựng hướng kinh doanh độc đáo của mình.

Về Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Cử lập tức tìm đến TS. Lê Thanh Lựu để chia sẻ ý nguyện về áp dụng công nghệ cao trên thế giới trong việc nuôi và phát triển cá tầm, cá hồi giống và thương phẩm trên quê hương ở Việt Nam. Các phương án đầu tư kinh doanh của ông Cử từng bước được TS Lê Thanh Lựu và các cơ quan chức năng đón nhận và phối hợp hợp tác…

Với bản lĩnh con người Đức Thọ (Hà Tĩnh) không quản khó khăn, ông Cử đầu tư tài chính và thời gian công du tìm đến một số trang trại nuôi cá tầm, cá hồi ở Đức và các nước châu Âu khác để thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm và liên hệ với các chuyên gia hàng đầu trao đổi về nghề nuôi cá tầm, cá hồi trên thế giới.

Cơ Duyên

Vì có 35 năm học tập, sinh sống và hành nghề luật gia bên Đức, nên “sự nhạy cảm nghề nghiệp” đã giúp ông Nguyễn Trọng Cử có cơ duyên nhanh chóng gặp được ông Udo Gross là một trong những chủ một trang trại cá tầm lớn ở Đức. Gia đình ông Udo Gross có truyền thống nuôi cá tầm, cá hồi hơn 130 năm. Từ ấn tượng và cảm tình đối với ông Cử, ông Udo Gross đã nhận lời theo ông Cử về Việt Nam cùng trực tiếp khảo sát những địa danh có thể nuôi và phát triển tốt cá hồi, cá tầm để cung cấp giống và chuyển giao công nghệ cho ông Cử.

Sau nhiều lần sang Việt Nam, ông Udo Gross coi Việt Nam là quê hương thứ hai và là người cung cấp giống và chuyển giao công nghệ cho Cty Việt Đức; đồng thời ông Cử trở thành người đầu tiên nhận chuyển giao giống và công nghệ nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình Udo Gross.    

Mặt khác, được sự hỗ trợ cơ chế của Tổng cục Thủy sản và Tổ chức CITES Việt Nam, ông Cử đã gây dựng đưa Công ty Việt Đức trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc ương ấp giống cá tầm Siberi và cá tầm Nga tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ kết quả đó, ông đã phát triển cung cấp giống cho các trại nuôi trên toàn miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, Công ty Việt Đức có hai trại giống ở Sa Pa (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với sản lượng trên 500 ngàn con giống và 100 tấn cá thương phẩm mỗi năm. Từ sự thành công này, Cty Việt Đức hàng năm vẫn thường xuyên chia sẻ, cung cấp giống cá tầm, cá hồi cho một số cơ sở, trang trại nuôi cá trên các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh phía Nam.

Ông Cử còn cho biết, nhờ sự giúp đỡ của cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Cty Việt Đức là đơn vị được cấp CITES nhập khẩu trứng cá tầm giống “độc nhất” ở miền Bắc. Ngoài ra, Cty Việt Đức cũng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam cùng với Tổng cục Thủy sản khảo nghiệm ương ấp trứng cá tầm, trứng cá thụ tinh nhập khẩu từ CHLB Đức và lần đầu tiên xây dựng thương hiệu giống cá tầm ở Việt Nam với công nghệ lọc sinh học - nâng nhiệt của CHLB Đức. Đồng thời, Cty Việt Đức còn là đại diện của Tập đoàn Coppens International - Hà Lan, chuyên ngành sản xuất thức ăn cá tầm, cá hồi hàng đầu thế giới.

Ước mơ

Trước thực trựng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường đang báo động như hiện nay, ông Nguyễn Trọng Cử luôn có ước mơ và bằng hành động thiết thực của mình góp phần đưa thức ăn sạch vào bữa cơm gia đình Việt Nam.

Năm 2010 - 2011, phong trào đầu tư cá tầm rất rầm rộ, hiện nay người nuôi không nuôi nữa hoặc ở mức cầm chừng. Bởi lẽ, cá tầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam được bán ra thị trường với giá rất thấp, chỉ khoảng 120.000 -130.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước.

Theo thông tin ông cử cho biết, tính ra trong một năm, lượng cá tầm nhập lậu tuồn vào nước ta khoảng 600 - 700 tấn. Có cơ quan nào giám chắc số lượng cá nhập lậu này đảm bảo vệ sinh an toàn thức phẩm ? Trong khi đó, Cá tầm Việt Nam có quy trình nuôi và áp dụng công nghệ sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu, có thể lớn hơn nhiều lần, chừng 4.000 - 5.000 tấn/năm, trong đó thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60%-70% sản lượng, lại đứng trước “sức ép” rớt giá so với cá nhập lậu cùng loại.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Cử tâm sự trong tâm trang rất hứng khởi và lạc quan, rằng: “Thật thú vị khi người Pháp cách đây hơn 100 năm chọn Sa Pa và Tam Đảo làm nơi du lịch – an dưỡng, thì nay tôi chọn nơi đây để góp phần xây dựng thương hiệu Cá hồi Sa Pa và Cá tầm Tam Đảo”.

Theo lý giải của ông Cử, Thác Bạc Sa Pa (Lao Cai) là nơi hội tụ nước đầu nguồn của của dãy Hoàng Liên Sơn và Xạ Hương Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là nơi có quần thể rừng nguyên sinh rộng lớn bao quanh hồ Xạ Hương quanh năm có nguồn nước trong vắt và có khí hậu mát mẻ. Hai địa danh này đã được khảo nghiệm rất thích hợp cho việc áp dụng công nghệ sạch vào nuôi và phát triển cá hồi, cá tầm. Cũng theo ông Cử, với giống và thức ăn cùng công nghệ châu Âu cộng với sự cần mẫn, sáng tạo của người Việt Nam sẽ tạo nên sản phẩm cá hồi, cá tầm sạch chất lượng cao mà nhiều nước trong khu vực luôn mơ ước.

Ông Nguyễn Trọng Cử là người có tư duy rất thực tế, luôn muốn biến ước mơ thành hiện thực. Ông Cử đang tâm huyết xây dựng “Mô hình cá tầm, cá hồi sạch, chất lượng cao từ trang trại đến bàn ăn”. Từ ý tưởng này, để tôn vinh “Thương hiệu Cá hồi Sa Pa, Cá tầm Tam Đảo nói riêng và tôn vinh cá tầm, cá hồi Việt Nam nói chung”, Cty Việt Đức đã và đang thành công tại  Nhà hàng “Thác Bạc Sa Pa” ngay trong lòng Thủ đô, ở 44 Nguyễn Thị Định (Trung Hòa, Cầu giấy, Hà Nội) và Khu du lịch Thác Bạc – Sa Pa (Lào Cai) để đưa du khách thưởng thức món ăn cá hồi, cá tầm tươi nguyên – nơi có nguồn nước sạch tinh khiết của dãy Hoàng Liên Sơn, bắt nguồn từ đỉnh núi Phan xi păng trên nóc nhà đông dương.

Báo Pháp luật, 12/11/2013
Đăng ngày 13/11/2013
Lê Trọng Hùng
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 17:58 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 17:58 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:58 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 17:58 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 17:58 08/11/2024
Some text some message..