Vua cá Vược ở Quỳnh Lưu

Khi nhắc đến công nghệ nuôi cá người ta thường nghĩ ngay đến thức ăn là cỏ, cây chuối và thức ăn tổng hợp, tuy nhiên ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu có một người nông dân nuôi cá bằng thức ăn lạ cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Loài cá anh nuôi là cá Vược biển và thức ăn cho cá Vược được làm từ các loại cá tạp, cá vặt.

Vua cá Vược ở Quỳnh Lưu
Khách hàng tham quan mô hình nuôi cá vược

Người nông dân có ý nghĩ táo bạo đó chính là anh Hồ Hữu Long ở xóm 13, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu. Năm 2004 từ vùng đất làm muối của xã kém hiệu quả, diêm dân bỏ nại muối không sản xuất nữa, anh Long đã mạnh dạn nhận đất, cải tạo thành các hồ chuyển sang nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên do con tôm nhạy bén với thời tiết, hay dịch bệnh mà môi trường nước không đảm bảo anh đã thất bại. Không khất phục trước thiên nhiên, năm 2007, anh cải tạo lại ao hồ, tìm nguồn giống mới tiến hành thử nghiệm nuôi các loại như Cua càng xanh, cá Mú, cá Vược, cá Chim vàng vây. Và đến nay sau hơn 10 năm anh Hồ Hữu Long đã khẳng định được hiệu quả kinh tế từ việc nuôi các loài cá đặc sản.


 Anh Hồ Hữu Long  kiểm tra cân nặng của cá vược.


Thức ăn của cá vược chủ yếu cá tạp, tôm tép thải.

Anh Hồ Hữu Long cho biết tất cả các giống thủy sản anh từng nuôi đều cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên phù hợp nhất vẫn là con cá Vược biển. Bởi nó không những có giá trị kinh tế cao mà còn có đặc tính nổi bật là chịu được độ mặn chênh lệch lớn, có thể sinh trưởng và phát triển ở cả 3 môi trường là nước ngọt, nước mặn và nước lợ, rất thích hợp để nuôi ở vùng cửa biển, cửa sông. Mặt khác đây là loài cá dễ nuôi, không đòi hỏi khâu chăm sóc cầu kỳ, kỹ lưỡng. Thức ăn của cá cũng đơn giản, sau khi thả cá giống 2 tháng cho ăn thức ăn đặc chủng riêng của cá Vược, còn lại từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 18 gia đình  chủ yếu mua cá tạp như cá đốm, cá trích, tôm vặt do người dân địa phương khai thác về thả xuống hồ cho cá rỉa mồi. Chính vì vậy cá Vược của anh Long nuôi chất lượng khác biệt với các nơi khác, thịt cá chắc, thơm ngon như cá Vược tự nhiên.

Hiện tại, anh Long đang đầu tư nuôi 2 ao cá Vược, 1 ao có diện tích 3.500m2 và 1 ao có diện tích 1.000m2.  Giống cá được anh lựa chọn  mua ở Hải Phòng. Theo tính toán, mỗi lần thả khoảng từ 3.000- 5.000 con giống , tuy nhiên, khi phát triển thành cá thương phẩm thì chỉ còn khoảng 60%. Thời gian nuôi cá kéo dài 15 đến 18 tháng. Khi cá đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên thì bắt đầu xuất bán, có thời điểm thuận lợi cá đạt trọng lượng 3 – 4 kg. Hiện cá vược của anh được cá nhà hàng trong huyện đặt hàng  thường xuyên với giá bán 180.000 đồng/kg, còn riêng dịp tết, cá được bán với giá 220.000 đồng/kg. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay,  từ sự giới thiệu của khách hàng cá Vược của anh Long đã vươn ra trở thành món ăn đặc sản cho các khách sạn tại Hà Nội, Ninh Bình, Sa Pa. Với sản lượng mỗi năm 6 tấn cá Vược cho gia đình anh Long thu nhập trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí giống, thức ăn cho lãi ròng 600 triệu đồng.

Với ước muốn mở rộng thêm quy mô, hiện nay anh đang tiến hành nâng cấp ao hồ gia cố bằng bờ xi măng chống thấm, xây dựng khu lắng nước thải đạt chuẩn, xây dựng mới thêm 2 ao nuôi tăng diện tích dự án lên gần 10.000 m2. Và sắp tới anh sẽ thử nghiệm nuôi giống cá chình đặc sản của vùng Bến Tre.  

Ông Đậu Đức Năm – Trưởng phòng NN & PT NT huyện Quỳnh Lưu khẳng định: Nuôi trồng thủy hải sản khó nhất là chủ động được nguồn nước vào ra, chú ý thay nước theo định kỳ, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh ao nuôi để kịp thời xử lý dịch bệnh thì những khâu này anh Long đã thành công. Từ chỗ tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm dần dần trong việc nuôi các loại thủy sản mà đến nay, anh đã trở thành một trong những người  đầu tiên ở Quỳnh Lưu nuôi các loại cá đặc sản với quy mô lớn. Theo đánh giá của Phòng NN & PTNT thì đây là một mô hình kinh tế đặc biệt cần được nhân rộng và làm điểm để các hộ dân khác học hỏi kinh nghiệm. Trong thời gian tới  huyện sẽ tạo điều kiện về thủ tục dự án, xem xét cho thuê thêm đất, hỗ trợ vốn, kỹ thuật để anh Long phát triển theo hướng đi mới này.

Nghệ An. GOV
Đăng ngày 05/07/2018
Như Thủy
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 13:01 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 13:01 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 13:01 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 13:01 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 13:01 18/11/2024
Some text some message..