“Vua ngao” Hà Tĩnh kể chuyện thuần phục ngao Bến Tre để làm giàu

Khi ông Nguyễn Văn Việt ở xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đầu tư nuôi ngao trên bãi triều bỏ hoang, ai ai cũng lắc đầu ngao ngán vì chỉ cần trận mưa lũ là mọi thứ sẽ bị sóng đánh ra biển. Tuy nhiên, nhờ sự cần cù, chịu khó, tới nay, ông trở thành “vua ngao” ở Hà Tĩnh.

Nội thất
Nhờ bén duyên với con ngao, ông Nguyễn Văn Việt đã tậu được cơ ngơi khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Về xã Mai Phụ - Lộc Hà hỏi “vua ngao” Nguyễn Văn Việt, ai cũng có thể chỉ tới tận nhà. Khi chúng tôi tìm tới nơi, ông Việt đang chuẩn bị đồ dùng để sang bãi nuôi 15 ha mới thả 46,5 tấn ngao giống.


Ông Nguyễn Văn Việt: Ngoài kinh nghiệm, tôi luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật, theo dõi con nước (thủy triều), nắm tình hình dịch bệnh, đảm bảo ngao luôn phát triển khỏe mạnh

“Mình có thuê người trông coi bãi nuôi nhưng cứ phải thường xuyên qua lại mới biết ngao phát triển thế nào”, ông Việt cho hay.

Nói về cơ duyên với con ngao, ông Nguyễn Văn Việt cho biết: Sau khi xuất ngũ về quê với hai bàn tay trắng, ông đã phải lăn lộn đủ nghề nhưng vẫn không đủ sống. Khi trở về quê, nhìn thấy bãi triều của đoạn sông chảy ra biển Cửa Sót trước cửa nhà, trong đầu ông lóe lên ý tưởng cải tạo thành bãi nuôi ngao.

“Khi tôi đề cập tới việc nuôi ngao ở bãi triều, ai cũng lắc đầu và khuyên đừng làm liều như thế. Ngay cả vợ con cũng khuyên tôi vậy”, ông Nguyễn Văn Việt nói và chia sẻ rằng những lời can ngăn của mọi người là có lý do. Bởi bãi triều bỏ hoang suốt nhiều năm, không ai dám nuôi gì vì sợ chỉ trận mưa bão là mọi thứ sẽ bị cuốn trôi ra biển.


Ông Nguyễn Văn Việt cùng công nhân thu hoạch ngao

Không cam chịu đói nghèo, ông Việt khăn gói từ giã vợ con để ra các tỉnh phía Bắc học tập kinh nghiệm nuôi ngao.

Đầu năm 2000, ông Nguyễn Văn Việt trở về quê và bỏ tiền thuê bãi triều, bắt đầu “công cuộc” chinh phục đất nghèo. Loại ngao ông Việt chọn làm giống là ngao địa phương. Tuy nhiên, giống ngao này chịu nhiệt kém nên được một thời gian thì chết.

Toàn bộ số tiền 20 triệu đồng “khởi nghiệp” đổ xuống sông. Vào thời điểm khó khăn, nguồn động viên từ vợ – bà Phạm Thị Hồng giúp ông vực dậy tinh thần.

Không nản chí, ông quay ra Nam Định tiếp tục học hỏi và may mắn khi được biết các vựa ngao khu vực miền Bắc bắt đầu nuôi giống ngao Bến Tre – vừa dễ nuôi lại chịu nhiệt tốt hơn.

Năm 2004, ông Việt bắt xe vào Bến Tre tìm hiểu rồi lấy giống về nuôi thí điểm. Quả thực, giống ngao này phù hợp thổ nhưỡng ở bãi triều nên lớn nhanh. Vay mượn từ người thân được 50 triệu đồng, ông Việt dồn cả vào giống ngao Bến Tre. Sau một năm rưỡi, ông Việt thu về gấp đôi.

Thấy làm ăn được, hai vợ chồng quyết định cầm cố nhà cửa vay mượn 100 triệu đồng đầu tư. Sau khi thả giống, gần như ngày nào ông Việt cũng có mặt ở bãi nuôi, chăm từng chút một. 18 tháng trôi qua, ông Việt thu hoạch được 65 tấn ngao, trừ chi phí thuê nhân công và giống, lãi trên 300 triệu đồng.

Chịu khó tìm tòi phương pháp nuôi và phòng chống dịch bệnh, diện tích nuôi ngao của ông Việt ngày càng tăng. Ngoài nuôi ngao, ông còn mạnh dạn đầu từ nuôi ngao nhớt, sò huyết Tiền Giang, vẹm xanh, đều cho thu nhập cao. Đến nay, số diện tích nuôi thủy sản của ông Nguyễn Văn Việt lên đến 15 ha.

Nhờ con ngao luôn chắc khỏe nên mỗi vụ thu hoạch, thương lái tìm tới tận nhà ông Việt thu mua. Trong thời gian từ năm 2004 - 2009, trung bình mỗi vụ, gia đình ông thu hoạch 150 – 200 tấn ngao, trừ chi phí, lãi ròng 500 – 600 triệu đồng.

Vào năm 2010, do ảnh hưởng của trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh, bãi nuôi ngao gần tới ngày thu hoạch của gia đình ông bị nước cuốn trôi ra biển, thiệt hại ước tính 2 tỷ đồng. “Mọi công sức, cố gắng của gia đình đều đổ sông đổ bể, tiền trong nhà cũng gần như hết sạch”, bà Phạm Thị Hồng nhớ lại thời điểm khó khăn.

Sau vụ thất bại ấy, ông Việt cải tạo lại bãi nuôi và tiếp tục thả giống. Năm 2015, sản phẩm ngao của ông Việt được Bộ KH&CN công nhận nhãn hiệu ngao Hồng Việt. Một năm sau, ông Việt thành lập HTX ngao với 7 xã viên.

Vào tháng 10/2017, HTX của ông thả hơn 3,5 tỷ đồng tiền giống. Sau 18 tháng, kỳ thu hoạch ngao trúng vào mùa du lịch 2019 nên sức tiêu thụ mạnh, HTX đã thu hoạch được hơn 300 tấn, trừ tất cả chi phí, lãi hơn 700 triệu đồng.

Ông Lê Văn Thuận (thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ) chia sẻ: Khi thấy ông Việt nuôi ngao thành công, tôi cũng có đi học hỏi kinh nghiệm rồi đầu tư 2,4ha diện tích nuôi. Từ việc nuôi ngao, giúp kinh tế gia đình khá giả hơn.


HTX ngao của ông Việt tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

Vài năm trở lại nay, có một số lần ngao bị chết do sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng “vua ngao” Nguyễn Văn Việt chưa từng suy nghĩ sẽ từ bỏ.

Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Phạm Trọng Hợp cho hay: Ông Nguyễn Văn Việt là người tiên phong nuôi ngao Bến Tre ở địa phương. Từ thành công của ông Việt, người dân trong vùng cũng mạnh dạn đầu tư nuôi ngao và đã thành công. Tới nay, toàn xã có 80 ha nuôi ngao của 36 hộ dân. Với việc chỉ phải bỏ tiền giống và công chăm sóc, không phải lo chi phí thức ăn, đây là một trong những nghề mang lại thu nhập cao cho người dân.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 16/12/2019
Văn Đức
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:33 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:33 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:33 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:33 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:33 28/09/2023