“Vua tôm” hiến kế cứu… con tôm

Trong 10 hộ nuôi tôm ở miền Tây thì hiện có tới 8 hộ thua lỗ, một tỷ lệ thật khủng khiếp khiến người nuôi tôm ở vùng ĐBSCL mất ăn mất ngủ. Chuyện gì đang xảy ra với con tôm? “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn, ngụ thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hiến kế “cứu” con tôm…

vua tôm
Vua tôm Võ Hồng Ngoãn, trăn trở về nghề nuôi tôm…

Vua tôm… cũng khóc!

Những ngày giữa tháng 11/2015, có dịp về Bạc Liêu, chúng tôi được “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn kể “chuyện nóng” về con tôm đang “lên bờ xuống ruộng” khiến nhiều hộ ven biển ở ĐBSCL lao đao. Ông Ngoãn cho biết, đã nhiều năm làm nghề nuôi tôm nhưng ít khi nào ông thất bại. Ấy vậy mà năm nay sau khi trúng 600 triệu đồng hồi giữa năm, thì mới đây thu hoạch 4 ao (1 ao rộng 5.000m2) ông bị “thua” lỗ 300 triệu đồng.

“Con tôm nuôi bây giờ kỳ lạ lắm chú ơi, thả giống xuống là phập phồng lo sợ hổng biết nó sống chết ra sao. Nguyên nhân là do thời tiết bây giờ bất thường lắm, dịch bệnh tùm lum không thể phòng được. Nuôi tôm giống như đánh bạc vậy?”, ông Ngoãn bộc bạch.

Chỉ chúng tôi cánh đồng tôm bạt ngàn xa ngút tầm mắt, ông Ngoãn kể: “Người dân xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) cũng như nhiều vùng ven biển khác cũng nhờ vào con tôm mà đời sống thay đổi. Tuy nhiên, càng về sau này thì nghề nuôi tôm bộc lộ nhiều rủi ro không còn bền vững nữa. Nguyên nhân do ngành chức năng thiếu qui hoạch, thiếu đầu tư hệ thống thủy lợi, diện tích tôm cứ phát triển ào ạt đã kéo theo nhiều hệ lụy. Cứ thử hình dung, cùng 1 con kênh nhưng những hộ nuôi tôm bị bệnh vô tư thải nước dơ ra ngoài, còn những hộ khác cứ lấy nước vào ao. Chính vì vậy, mỗi khi tôm bị bệnh thì lập tức lây lan trên diện rộng”.

Năm 2015 này, ngoài chuyện dịch bệnh bùng phát thì giá tôm rớt tệ hại. Tôm sú loại 40 con/kg giá có 140.000-150.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg giá chỉ 70.000 - 80.000 đồng/kg… khiến nông dân thua “kép”. “Tôi có dò hỏi nhiều người nuôi tôm các nơi thì anh em than là tỷ lệ hộ nuôi tôm thua lỗ năm nay lên tới 80%, một con số thật khủng khiếp. Như thế này thì nghề nuôi tôm nguy mất”, ông Ngoãn lo lắng.

Kéo doanh nghiệp vào để chia sẻ rủi ro cùng nông dân

Theo ông Ngoãn, trong lúc nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ, nợ nần chất chồng, thậm chí có hộ phải bán đất, bỏ xứ mà đi vì không còn khả năng chịu đựng. Hoàn cảnh bi đát như vậy, nhưng những doanh nghiệp sản xuất thức ăn và sản xuất con giống cứ “phây phây mà phất”; điều này xem ra nghịch lý.

Nhìn vào thực tế mấy năm qua thì những nhà cung cấp thức ăn và con giống ít bao giờ lỗ, bởi họ nắm đàng cán. Trong khi người nuôi tôm thì không biết chất lượng con giống ra sao, thức ăn có đúng tiêu chuẩn không? Dù mù mờ nhưng buộc phải mua, bởi không còn cách nào khác. Điều khá bức xúc là hầu hết các nhà sản xuất thức ăn là của tập đoàn nước ngoài. Do đó, dân nuôi tôm thường nói vui với nhau: “Tụi mình đang nai lưng làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài?”.

“Lâu nay, tui từng nhắc bà con phải bình tĩnh khi nghe các tập đoàn nước ngoài khuyến cáo “nuôi mật độ dầy để có nhiều tôm”, việc này là không dễ. Bởi khi nuôi tôm sú mật độ dầy thì sẽ sử dụng nhiều con giống, nhiều thức ăn… nhưng dễ xảy ra dịch bệnh; khi có bệnh buộc nông dân phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh… Đàng nào doanh nghiệp thức ăn và con giống cũng được lợi. Thời gian qua, tôm chết tràn lan cũng do bà con lạm dụng thả nuôi quá dầy?”, ông nói.

Ông Ngoãn cho rằng, 2 vấn đề quan trọng quyết định thành bại của nghề nuôi tôm là “con giống và môi trường”; nếu con giống tốt nhưng môi trường ô nhiễm thì nuôi sẽ không hiệu quả, ngược lại môi trường đảm bảo mà con giống bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng thua. Cả 2 việc này rất cần ngành chức năng quyết liệt vào cuộc mới xử lý được.

Để gỡ khó cho con tôm, ông Ngoãn đề nghị cần mạnh dạn thay đổi mô hình nuôi và mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp. Theo đó, ngành chức năng nên có biện pháp để thực hiện mô hình liên kết, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như thời gian qua. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất giống và doanh nghiệp thức ăn nên “có trách nhiệm” trong việc liên kết với nông dân như: cung ứng con giống đảm bảo chất lượng; nếu trong thời gian 1 tháng đầu đối với giống tôm thẻ và 2 tháng đầu đối với giống tôm sú bị bệnh chết, thì không thu tiền người nuôi. Cách làm này để chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với nông dân. Còn doanh nghiệp thức ăn cũng có hình thức liên kết tương tự.

“Về cơ bản chỉ có doanh nghiệp mới biết chất lượng con giống mà họ sản xuất ra có sạch bệnh hay bị nhiễm bệnh, nông dân không tài nào biết được. Do đó, đã đến lúc doanh nghiệp cần cam kết “trách nhiệm” về sản phẩm của mình; đây cũng là một trong những giải pháp hợp tác để “cứu” con tôm”, ông Ngoãn nói.

Cũng theo ông Ngoãn, mô hình nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu đang triển khai thành công, tuy nhiên do nuôi mật độ quá dầy, chi phí đầu tư lớn (1 ha hơn 10 tỷ đồng) nên khó nhân rộng đại trà, bởi đa phần nông dân không đủ vốn. Về cơ bản, cần phát triển mô hình nuôi quảng canh, nuôi tôm lúa, tôm rừng, tôm sạch… Đồng thời, kiểm soát chặt mô hình nuôi công nghiệp ở những vùng qui hoạch, diện tích nhất định, hạn chế phát triển thêm…

Bộ NN&PTNT nhận định, con tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Nếu như năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD thì con tôm đóng góp hơn 50% giá trị. Tuy nhiên năm 2015 này xuất khẩu tôm gặp khó, dự báo kim ngạch chỉ đạt khoảng 3,2 tỷ USD. Và như thế, chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD sẽ khó hoàn thành.

Một Thế Giới, 18/11/2015
Đăng ngày 19/11/2015
Phước Huệ
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 07:22 07/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 07:22 07/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 07:22 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:22 07/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 07:22 07/11/2024
Some text some message..