Vua tôm khu đầm trống

Ở tuổi 30, anh Trần Văn Ninh, Bí thư Đoàn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã trở thành tỷ phú nhờ đi đầu trong việc áp dụng mô hình nuôi xen canh tôm sú và cua thương phẩm.

vua tom
Anh Ninh và những xâu cua trị giá hàng triệu đồng. Ảnh: P.M.

Tay trắng “gột” hồ

Xuất thân trong một gia đình đông anh em, bố mất sớm, mẹ lại đau yếu triền miên vì bệnh cao huyết áp và thấp khớp nên từ nhỏ, “chàng tỷ phú tôm, cua” (biệt danh mà nhiều người dân xã Hải Lạng vẫn gọi khi nói về anh Ninh) đã phải lam lũ ngoài ao đầm, đồng ruộng phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống.

Cũng vì nghèo khó nên Ninh đã phải từ bỏ giấc mộng thi đại học để kiếm tiền. Anh Ninh kể: Thời ấy, toàn bộ vùng bãi bồi ven biển ở thôn Đồi Mây (xã Hải Lạng) còn hoang sơ, người dân chưa có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nên chẳng ai mặn mà với vùng đất này, chủ yếu sống bằng nghề đi biển hoặc lên thành thị làm thuê kiếm sống.

“Một lần xem vô tuyến, tôi thấy nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long nuôi tôm sú ở bãi bồi cho hiệu quả siêu lợi nhuận nên rất muốn làm theo. Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, không có tiền thuê người đắp đầm, mấy anh em tôi phải quần đùi cởi trần hì hục cầm xẻng xúc bùn đắp bờ ròng rã 6 tháng trời mới xong bờ mương vây quanh khu đầm nhà mình.

Tổng diện tích khu đầm khoảng 10 ha, trong đó có khoảng hơn 4 ha rừng sú. Anh Ninh khoanh ra thành từng ô. Ô có rừng thì giữ nguyên, chỉ thả tôm sú với mật độ thưa. Khu đầm trống còn lại nuôi xen canh tôm sú và cá rô phi.

Vay ngân hàng hơn 50 triệu đồng vắt kiệt mồ hôi sức lực vào đầm tôm, anh Ninh hy vọng một ngày nào đó cuộc sống của gia đình sẽ được no đủ hơn. Thế nhưng, giấc mơ đẹp của anh suýt tan “thành mây khói” khi chỉ qua một đêm, toàn bộ mặt đầm nổi lềnh phềnh tôm. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ninh như người mất hồn, đờ đẫn chèo thuyền và cầm vợt hớt những con tôm đã chết.

“Lúc đó, tôi nghĩ mình sẽ “chết chìm” trong nợ nần. Nhưng rồi sự sống hồi sinh khi chuyển sang khu nuôi tại rừng sú thì thấy những con tôm vẫn tung tăng bơi lội và hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi sung sướng đến mức nhảy khỏi thuyền, vừa bơi vừa gào to “Không sao rồi! Không sao rồi!”, anh Ninh kể. Năm ấy, chỉ bán số tôm trong 4 ha rừng sú, anh Ninh đã “cứu” được gần như toàn bộ số vốn bỏ ra ban đầu.

Trở thành tỷ phú

Sau vụ tôm đầu tiên, anh Ninh tự rút ra được bài học xương máu: Muốn nuôi tôm hiệu quả thì nhất thiết phải có rừng sú. Từ đó, anh ra sức mở rộng thêm 2 ha diện tích trồng sú và thu hàng trăm triệu sau mỗi vụ mùa.

Ngoài việc góp phần tạo nên một môi trường sinh thái rất phù hợp để nuôi tôm, những tán rừng ngập mặn trong đầm nhà anh Ninh còn là nơi trú ngụ an toàn của đàn cò.

“Vài ba năm trở lại đây nhiều đàn cò từ khắp nơi kéo đến, chúng sinh sôi nảy nở và phát triển số lượng lên đến hàng ngàn con. Rồi những đàn chim sáo cũng đến, chúng kêu rộn rã. Mỗi buổi sáng chèo thuyền trong đầm thì chẳng khác nào lạc vào một khu du lịch sinh thái”, anh Ninh chia sẻ.

Ở những khu đầm “trọc” (đã bị chặt toàn bộ cây sú) lân cận, chủ đầm phải chi trả một khoản tiền lớn, hoặc ăn không ngon, ngủ không yên vì ngày đêm tuần tra canh gác, bảo vệ đầm tôm, anh Ninh lại vô tư đánh những giấc ngủ sâu đến sáng vì đã có đàn cò canh gác. Anh bảo: “Không có bất cứ người lạ nào có thể lọt vào đầm tôm mà không bị phát giác. Bởi, chỉ cần có động là đàn cò kêu nháo nhác. Dù là kẻ trộm tợn bạo đến đâu cũng phải “nhả” món hời ngay trước mắt nếu không muốn bị tôi tóm gọn”.

Cũng theo anh Ninh, nhiều người nghĩ, tôm cá là món ăn ưa thích của cò. Với số lượng đàn cò lên tới cả ngàn vào cao điểm thì thật là nguy hiểm. Nhưng, thực tế lại không phải vậy, bởi mực nước trong đầm sâu hàng mét nên cò khó có thể bắt được con mồi. Chỉ khi nào có tôm chết hoặc yếu nổi lên mặt nước vì bệnh thì chúng mới được tận hưởng món ăn khoái khẩu. Điều này không những không có hại mà còn giúp ngăn chặn bệnh từ tôm chết lây lan sang những cá thể khỏe mạnh.

Với tư tưởng dám nghĩ dám làm của một Bí thư Đoàn gương mẫu, sáng tạo, anh Ninh không ngừng nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm những con giống mới, cho năng suất cao. Năm 2011, anh Ninh là một trong những người đầu tiên tham gia nuôi thực nghiệm mô hình xen canh cua thương phẩm và tôm sú trong xã.

“Với diện tích đầm khoảng 6 ha, tôi thả khoảng 10.000 con cua giống (giá 5.000 đ/con). Thức ăn cho cua tốn rất ít, thỉnh thoảng mới cho ăn cá, tép nhưng tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Sau 4 tháng, cua cho thu hoạch với trọng lượng trung bình khoảng 0,6 – 0,8 kg/con; giá bán trên thị trường khoảng 290 - 300 ngàn đồng/kg. Thu lãi khoảng 600 triệu đồng/vụ. Đó là chưa kể những khoản thu khác từ tôm sú”, anh Ninh cho biết. Từ mô hình nuôi xen canh nuôi cua thương phẩm và tôm sú siêu lợi nhuận của anh Ninh, rất nhiều hộ dân trên địa bàn đã học tập làm theo và trở nên giàu có.

Bây giờ nhìn người tôi còn có da có thịt, chứ hồi ấy đi ra đường ai cũng tưởng thằng nghiện vì gầy đen như quỷ đói - Anh Trần Văn Ninh

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 24/08/2013
phúc minh
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 02:24 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 02:24 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 02:24 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:24 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 02:24 27/12/2024
Some text some message..