Vùng nước nuôi tôm Phước Thuận đột ngột giảm độ mặn

Xã Phước Thuận là vùng nuôi tôm công nghiệp của huyện Xuyên Mộc với tổng diện tích khoảng 120ha, nằm sát lưu vực sông Ray. Vài năm trở lại đây, việc lấy nước mặn vào hồ khi thả giống gặp khó khăn, nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc nuôi tôm tại địa phương.

Vùng nước nuôi tôm Phước Thuận đột ngột giảm độ mặn
Ông Vũ Đức Chính (bìa trái) lấy mẫu kiểm tra độ mặn của nước.

Sáng 28-7, kỹ sư Vũ Đức Chính lấy dụng cụ kiểm tra độ mặn trước thời điểm thả giống tại các hồ nuôi tôm của ông Ngô Văn Thức (ấp Ông Tô, xã Phước Thuận). Sau kiểm tra, anh Chính cho biết: “Độ mặn phù hợp để nuôi tôm sú là 7-8 phần ngàn (gam muối/kg nước), tôm thẻ là 12-15 phần ngàn.

Dù đã cố gắng đợi những đợt thủy triều đẩy nước mặn lên nhiều nhất, tuy nhiên, nước lấy vào vẫn quá “ngọt”, độ mặn chỉ có khoảng 2-3 phần ngàn. Như vậy độ khoáng trong nước không đủ, tôm sẽ khó sinh trưởng và phát triển tốt, dễ mắc dịch bệnh”. Do độ mặn không đủ để thả tôm nên trại tôm giống của ông Ngô Văn Thức chỉ thả nuôi 1ha tôm thẻ/6ha diện tích nuôi.

Ông Lê Kim Thanh (ấp Ông Tô, xã Phước Thuận) đang thả nuôi 1,5ha tôm sú. Ông Thanh cho biết, do diện tích nuôi tôm của ông ở hạ nguồn kênh dẫn nước, lấy nước mặn sau các hộ khác nên rất khó khăn, có những thời điểm độ mặn gần như xuống bằng 0. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, 2 hồ tôm 45 ngày tuổi của ông đã có hiện tượng bệnh phân trắng, tôm óp vỏ khiến ông rất lo lắng.

Theo ông Huỳnh Minh Trung, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phước Thuận cho biết, hiện toàn xã có hơn 120ha diện tích nuôi tôm công nghiệp. Thời gian qua, nghề nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, việc lấy nước mặn vào ao tôm gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân do kênh dẫn nước mặn vào ao nuôi tôm cũng là kênh thủy lợi dẫn nước nông nghiệp từ hồ Sông Ray về. Mùa thả giống tôm lại trùng mùa xả nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên nước mặn không vào được các hồ tôm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh dẫn nước thải cũng đã cũ, xuống cấp, chất thải bồi lắng gây ứ đọng dẫn đến hình thành các ổ dịch bệnh, sau đó xâm nhập trở lại ao nuôi. Ông Trung cho biết: “Do nguồn nước không đủ, lại còn nhiễm bẩn nên rủi ro khi thả nuôi tôm cao hơn, ngư dân cũng không mặn mà như trước. Hiện nay, tổng diện tích thả nuôi đã giảm mạnh, chỉ còn 70-80ha trên tổng 120ha diện tích mặt nước”.

Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nguồn nước mặn, tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi, nhiều hộ đã đầu tư công nghệ cao trong nuôi tôm. Ông Nguyễn Hiệp Thành (ấp Ông Tô, xã Phước Thuận) đã đầu tư nuôi 4ha tôm theo mô hình công nghệ sinh học. Theo đó, ông không sử dụng kháng sinh thông thường, gây ô nhiễm nguồn nước mà sử dụng các chế phẩm vi sinh khống chế lượng khuẩn độc gây bệnh cho tôm trong ao nuôi.

Ông Thành cũng đầu tư công nghệ trong nuôi tôm như máy lọc nước siêu âm, máy cho ăn tự động… để giảm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó ông cũng giãn mật độ thả nuôi xuống 50 con/m2 thay vì 100-150 con/m2 như trước đây. Nhờ đó hạn chế được dịch bệnh trên tôm.

Nhiều hộ nuôi tôm tại Phước Thuận cũng đã đầu tư hệ thống lưới màn nhằm kiểm soát nhiệt độ của hồ. Sau khi thu hoạch, các hộ nuôi cũng không vội vàng tái thả giống ngay mà vệ sinh kỹ hồ nuôi. Nhiều hộ còn xen canh bằng cách thả nuôi 1 đến 2 vụ cá rô phi để làm sạch hồ rồi mới thả nuôi vụ tôm mới. Để khắc phục tình trạng sụt giảm độ mặn, người nuôi tôm mua muối bỏ thêm vào hồ nuôi.

Ông Thành cho biết thêm: “Việc đầu tư công nghệ trong nuôi tôm góp phần giúp tăng năng suất, chất lượng, giảm rủi ro. Tuy nhiên, nguồn nước vẫn đóng vai trò quan trọng nhất quyết định thành công của vụ nuôi. Do vậy, các hộ nuôi tôm kiến nghị tỉnh cần có giải pháp kịp thời để bảo vệ vùng nuôi tôm”.

Tuy nhiên, nhằm khắc phục triệt để tình trạng thiếu nước mặn, ông Mai Anh Tuấn, chuyên viên phụ trách thủy sản Phòng NN-PTNT huyện Xuyên Mộc cho biết, ngành nông nghiệp thường xuyên vận động hộ nuôi tổ chức các đợt nạo vét kênh dẫn, thoát nước nhằm bảo đảm nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, phòng cũng đã kiến nghị, đoàn của Sở NN-PTNT cũng đã về khảo sát thực địa nhằm xây dựng dự án kênh dẫn nước mặn riêng từ biển vào vùng nuôi tôm Phước Thuận.

Báo Bà Rịa
Đăng ngày 01/08/2017
Quang Vinh
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:54 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:54 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:54 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:54 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:54 29/03/2024