Vùng nuôi tôm đầm Ô Loan hồi sinh

Những ngày qua, người dân các xã ven đầm Ô Loan là An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa và An Mỹ (huyện Tuy An) đã thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Năm nay là năm đầu tiên sau gần 10 năm bị ô nhiễm nặng, nguồn nước trong đầm trở lại trong xanh. Thế nhưng, người nuôi tôm vẫn còn e ngại khi thả nuôi.

Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trong đầm Ô Loan
Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trong đầm Ô Loan - Ảnh: LÊ TRÂM

Ông Nguyễn Xuân Hương, một người dân ở xã An Cư, có hồ tôm ở đầm Ô Loan, cho biết: Tôi vừa thả nuôi 50 vạn con tôm sú; mấy ngày nay qua theo dõi, tôm phát triển bình thường. Đây là tín hiệu đáng mừng vì nước đầm không còn ô nhiễm. Trước đây, tôi cũng thả nuôi mật độ như vậy nhưng tôm chết dần chết mòn đến nửa tháng sau không còn một con nào cả. Chi phí mỗi lần thả như vậy trên 10 triệu đồng tiền giống.

Theo nhiều người dân sống ven đầm Ô Loan, đợt lũ năm rồi, cửa biển An Hải được khơi thông, nước mặn tràn vào đầm nhiều nên thuận lợi cho việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Những năm trước đây, nước đầm ô nhiễm, người nuôi tôm phải tốn nhiều tiền để cải tạo hồ. Vụ tôm năm nay, ông Huỳnh Kim Long ở thôn Tân Long (xã An Cư), chỉ lo sửa chữa lại chòi canh trên hồ rồi thả tôm nuôi; không phải như trước đây, đầu vụ ông phải tốn hơn 20 triệu đồng để cải tạo hồ vớt rong giẻ, rong nhớt, diệt tạp, bơm nước… Cũng theo ông Long, hiện nay, người dân mỗi khi bơi sõng câu ra giữa đầm thì ít thấy rong, còn mấy năm trước, rong, rau câu dày đặc lấp kín đầm gây ô nhiễm, làm tôm nuôi chết rất nhiều. “Năm rồi rong giẻ, rong nhớt xuất hiện dày, khi già chết rục càng làm nguồn nước ô nhiễm nặng. Vì thế, vùng này 100 hồ thả tôm nuôi sau hơn 1 tuần thì 99 hồ tôm chết sạch, còn một hồ thì kéo dài thêm một thời gian, tôm cũng chết hàng loạt”, ông Long nói.

Năm nay là năm đầu tiên đầm Ô Loan hồi sinh sau gần 10 năm ô nhiễm nặng, nhưng người nuôi tôm vẫn còn đang nuôi thăm chừng vì lo ngại những rủi ro khó lường. Ông Nguyễn Văn Nhàn, một người chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã An Hải, cho hay: Tôi có hồ nuôi tôm thẻ chân trắng rộng 2.000m2. Nếu nuôi theo mô hình công nghiệp thì mỗi vụ tôi phải thả gần 5 triệu tôm post; với chi phí gần 50 triệu đồng cho con giống. Thế nhưng vụ này, tôi chỉ đầu tư 20 triệu đồng để thả 20 vạn con giống. Theo ông Nhàn, lý do mà ông và nhiều người nuôi tôm quanh vùng chọn cách giảm mật độ nuôi, đồng thời giảm chi phí đầu tư là đề phòng khi xảy ra rủi ro tôm chết thì lỗ ít và ngược lại.

Theo ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, đầm Ô Loan có diện tích mặt nước gần 1.250ha, trong đó có trên 360ha dùng để nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vụ tôm năm nay, bước đầu thuận lợi. Những hồ hở, nông dân nuôi tôm sú còn hồ kín thì nuôi tôm thẻ chân trắng, thời gian nuôi kéo dài 2,5-3 tháng. Ngành chức năng khuyến cáo ngư dân nuôi tôm mật độ thưa, không nên dùng chất diệt tạp quá nhiều dẫn đến nước đầm ô nhiễm.

Phú Yên
Đăng ngày 16/03/2017
LÊ TRÂM
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:18 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 07:18 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 07:18 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 07:18 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 07:18 27/11/2024
Some text some message..