Vùng quy hoạch lúa 2 vụ trước nguy cơ phá vỡ

Sự chênh lệch quá lớn về giá trị kinh tế trước mắt đã khiến không ít hộ dân tại một số vùng quy hoạch lúa 2 vụ của huyện Thới Bình và U Minh có khuynh hướng chọn tôm bỏ lúa. Thực trạng này khiến một số vùng quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ bị “da beo”, người dân nuôi tôm cũng chẳng xong mà trồng lúa cũng không được.

Đào ao nuôi tôm
Nhiều diện tích vùng quy hoạch sản xuất lúa trên tuyến đường từ thị trấn U Minh đi Khánh Hội, người dân đã chuyển sang nuôi tôm.

Qua khảo sát thực tế tại một số xã của huyện Thới Bình và U Minh cũng như ý kiến phản ánh của các hộ dân và chính quyền địa phương cho thấy, tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm ở vùng ngọt đang có chiều hướng gia tăng. Người chọn lúa, người chọn tôm tạo ra mâu thuẫn trong Nhân dân và gây áp lực không nhỏ cho công tác quản lý, thực hiện quy hoạch của địa phương.

Lấy cớ đất phèn mặn

Dọc theo tuyến lộ từ thị trấn U Minh đi Khánh Hội hiện không ít hộ dân tự đưa nước mặn vào nuôi tôm, một số khác đưa cơ giới vào đào đắp bờ bao khuôn hộ sẵn sàng cho nước vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt, tuyến kinh Xáng Mới, thuộc địa bàn xã Khánh Hội, đang là điểm nóng trong việc người dân vùng lúa 2 vụ chuyển sang vụ lúa - vụ tôm.

Đã có trên 50 hộ dân trong tổng số 148 hộ đang sinh sống nơi đây lên bờ bao khuôn hộ đòi mở cống đưa nước mặn vào nuôi tôm. Hiện lực lượng chức năng phải cho người túc trực ngày đêm để tránh tình trạng người dân phá cống. Không chỉ vậy, tại khu vực này tuy nuớc dưới kinh độ mặn không quá 4%o nhưng một số hộ đã cho vào ruộng để thả tôm nuôi.

Giải thích cho việc đưa nước vào vùng đất 2 vụ để nuôi tôm, nhiều nông dân lấy lý do đất phèn, mặn trồng lúa không hiệu quả. Theo ông Phan Văn Tầm, tuyến kinh Xáng Mới, lý giải, người dân nơi đây đã hơn 20 năm sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Nhưng bao năm nay đời sống không thể cải thiện do đất nhiễm phèn, thường xuyên bị ngập úng nên sản xuất không hiệu quả, đời sống bấp bênh. Do đó, hy vọng làm 1 vụ lúa - 1 vụ tôm để cải thiện cuộc sống.

Tuyến kinh Xáng Mới có chiều dài khoảng 6 km, chạy qua nhiều ấp 3, 6, 7, 8 và ấp 10, xã Khánh Hội. Đây là vùng quy hoạch ngọt hóa thuộc Tiểu vùng 2 Bắc Cà Mau, nên việc cho sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm là không thể. Theo ông Đinh Tấn Định, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện U Minh, nếu vùng này bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng đến phần rừng tràm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và cả vùng ngọt thuộc huyện Trần Văn Thời. Nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân cũng như bảo vệ vùng ngọt, chính quyền địa phương đã triển khai dự án nuôi cá bổi nhưng chỉ 2-3 hộ đăng ký. Ngoài ra, trong sản xuất lúa đã tiến hành hỗ trợ giống và 30% phân bón nhưng dân vẫn không chịu làm.

Vùng quy hoạch cánh đồng mẫu lớn của ấp 1, ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, năng suất lúa bình quân hiện trên 5,2 tấn/ha. Thế nhưng, một số hộ dân nơi đây có ý định bỏ lúa để chọn tôm. Giải thích về việc tự ý chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong khu vực đã được quy hoạch, ông Phan Thành Giao, ấp 1, xã Tân Lộc Bắc cho rằng, đây là vùng đất trũng lại nhiễm phèn, mùa mưa nước ngập sâu nên sản xuất lúa không hiệu quả, đời sống khó khăn, cùng với đó là giá lúa giảm thấp và không ổn định. Gia đình ông sản xuất 15 công lúa nhưng không vụ nào lợi nhuận được trên 5 triệu đồng nên muốn cải thiện cuộc sống phải chuyển qua làm 1 vụ lúa 1 vụ tôm. Theo lý giải này, không ít hộ dân tại xã Tân Lộc và Tân Phú cũng đã chuyển một phần diện tích trong vùng sản xuất lúa 2 vụ sang nuôi tôm, phá vỡ quy hoạch vùng ngọt hoá.

Cần giải pháp căn cơ

Tình trạng người dân lén lút đưa nước mặn vào vùng quy hoạch lúa 2 vụ đang tạo ra một áp lực lớn cho chính quyền địa phương và mâu thuẫn giữa người trồng lúa với nuôi tôm. Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, trong định hướng sản xuất đến 2020, huyện đã quy hoạch vùng trồng lúa hai vụ trên 3.200 ha.

Tuy nhiên, đến thời điểm này đã mất hơn 1.000 ha, chỉ còn lại hơn 2.000 đất sản xuất lúa hai vụ. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, diện tích mía cũng đã mất hơn 100 ha do người dân chuyển sang nuôi tôm. Hiện nay công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất của huyện đang chịu áp lực lớn giữa một bên là chủ trương, một bên là sức ép của người dân.

Không chỉ gây áp lực lên chính quyền địa phương, việc một số hộ dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm hiện đang tạo ra mâu thuẫn ngày một sâu giữa người trồng lúa và người chọn con tôm. Ông Huỳnh Văn Đấu, ấp 1, xã Tân Lộc, bộc bạch, gia đình chỉ sống nhờ vào 3 công vườn và 2 công ruộng. Trước kia mỗi tháng thu nhập từ dừa, xoài cũng được trên 1 triệu đồng. Nhưng giờ đây dừa đã bị tóp ngọn, không còn trái, xoài thì có nguy cơ bị chết vì nước mặn. Cũng giống như ông Đấu, ông Hứa Hoàng Đoan, ấp 7, xã Tân Lộc, bức xúc: “Hiện nay trời chưa mưa mà ruộng đã có nước, mà toàn là nước mặn của những hộ nuôi tôm xung quanh thử hỏi làm sao trồng lúa?”.

nuôi tôm lúa
Trước sự hấp dẫn của việc trúng mùa lúa - tôm năm 2013, người dân nhiều nơi trong vùng ngọt hoá đang có ý định lấy nước mặn vào nuôi tôm.  Ảnh: HOÀNG DIỆU

Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm mỗi lúc một nhiều trên những vùng sản xuất lúa 2 vụ, một phần do có sự chênh lệch thu nhập quá lớn giữa con tôm và cây lúa. Mặt khác là do việc triển khai thực hiện quy hoạch còn quá chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất bền vững so với thực tế. Là khu vực nằm trong vùng ngọt hóa Bán đảo Cà Mau đã được phê duyệt quy hoạch, nhưng hiện nay việc khép kín hệ thống 23 cống thuỷ lợi từ tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu để dẫn nước ngọt từ hệ thống sông Hậu về phục vụ sản xuất còn quá chậm. Trong khi toàn bộ các tuyến kinh Cà Mau hầu như vào mùa khô đều mặn. Từ đó, việc tự ý chuyển đổi sang nuôi tôm mỗi lúc một nhiều và phức tạp hơn.

Việc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trong thực tế quá chậm là nguyên nhân làm cho người dân tự phá vỡ quy hoạch bởi nhu cầu phải nâng cao đời sống bằng việc áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo ông Đinh Tấn Định, huyện đang tiến hành rà soát lại toàn bộ những khu vực quy hoạch trồng lúa trên địa bàn đã bị chuyển sang nuôi tôm và đứng trước nguy cơ chuyển sang nuôi tôm. Đối với những trường hợp tự ý phá vỡ quy hoạch sẽ buộc phải ký cam kết trả lại hiện trang ban đầu.

Tuy nhiên, người dân có đủ lý do để giải thích cho việc mình làm, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm cách giải quyết và thực tế là vùng lúa 2 vụ của tỉnh đang đứng trước nguy cơ mất dần qua từng ngày. Tình trạng đó không chỉ đẩy những quy hoạch trong sản xuất đứng trước nguy cơ bị phá vỡ mà còn tạo ra mâu thuẫn ngày một sâu sắc trong nội bộ nông dân.

Cà Mau Online
Đăng ngày 05/05/2014
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:12 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 00:12 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 00:12 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 00:12 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 00:12 27/11/2024
Some text some message..