Vũng Tàu: Người nuôi cá trắng tay vì ô nhiễm

Suốt những ngày qua, cá trên hồ Bàu Sen (TP Vũng Tàu) chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Trước đó, hàng trăm hộ nuôi cá lồng trên sông Chà Và và sông Rạng “tán gia bại sản” vì cá chết không kịp vớt. Nguyên nhân chính đều do hệ thống kênh rạch, sông hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cá chết trắng lồng trên sông Chà Và, TP Vũng Tàu.
Cá chết trắng lồng trên sông Chà Và, TP Vũng Tàu.

Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, người dân phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu phải sống chung với mùi hôi thối do cá chết, tự phân hủy, không được thu gom kịp thời. Theo những hộ dân sống trong khu vực, nguyên nhân là do môi trường nước hồ Bàu Sen bị ô nhiễm. Dù thành phố đã đầu tư cải tạo hồ, nhưng do nước thải sinh hoạt và sản xuất của hầu hết các hộ dân quanh khu vực vẫn trực tiếp đổ ra đây, nên tình trạng ô nhiễm là không tránh khỏi.

Tương tự như vậy, hàng loạt các kênh, rạch khác trên địa bàn thành phố cũng đều chung số phận. Kênh Bến Đình bị san lấp một cửa ở phía phường 9 nên trở thành con kênh cụt, lượng nước thải không thể thoát ra biển theo thủy triều như trước đây, nên ô nhiễm rất nặng nề. Kênh Rạch Bà ô nhiễm đã nhiều năm qua, chủ yếu là do nước thải đô thị với lưu lượng xả thải lớn. Bên cạnh đó, hơn chục cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động dọc hai bờ kênh cũng không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Gần đây, mức độ ô nhiễm trên kênh Rạch Bà gia tăng và có nguy cơ ngập úng trong diện rộng vào mùa mưa do lòng kênh bị bồi lấp ngày càng hẹp.

Liên tục trong thời gian vừa qua, khi tình trạng cá chết trắng hàng loạt trên sông Rạng, sông Chà Và diễn ra, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), đã phối hợp cùng chính quyền TP Vũng Tàu  tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại của các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng vào cuộc, khảo sát tình hình ô nhiễm nguồn nước tại tuyến sông Chà Và, sông Rạng và sông Rạch Ván... Kết quả cho thấy, tình trạng ô nhiễm đều diễn ra hết sức nghiêm trọng. Sông Rạch Ván có hàm lượng ni-tơ a-mô-ni vượt hàng chục lần cho phép, hàm lượng ô-xy hòa tan thấp hơn nhiều lần giá trị quy chuẩn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, nuôi cá trên sông Chà Và, bức xúc: “Tình trạng cá chết hàng loạt đã liên tục xảy ra trong những năm gần đây khiến người nuôi cá thiệt hại hàng tỷ đồng. Mới đây nhất, gần cuối năm 2012, chỉ sau một đêm, hơn ba nghìn con cá chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình tôi đều chết trắng”.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành quy hoạch, đưa các cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản của TP Vũng Tàu và các huyện lân cận vào ba điểm chế biến tập trung đã được tỉnh xác định. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, công tác di dời này vẫn chưa thực hiện được. Nước thải sinh hoạt của người dân sống gần các sông, rạch chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp ra môi trường. Tình trạng ô nhiễm trên sông rạch vẫn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Và, những người nông dân nghèo vẫn chỉ biết “kêu trời” khi tôm, cá cứ theo nhau nổi trắng lồng bè, trong nỗi đau tuyệt vọng.

Người nuôi trồng thủy sản trên sông Rạng buốn bã nhìn cá chết.

Người nuôi trồng thủy sản trên sông Rạng buốn bã nhìn cá chết.

Kênh Rạch Bà là một trong những dòng kênh bị ô nhiễm nặng nhất TP Vũng Tàu.

Kênh Rạch Bà là một trong những dòng kênh bị ô nhiễm nặng nhất TP Vũng Tàu.

Nhân dân
Đăng ngày 15/04/2013
lê anh tuấn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 08:07 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 08:07 19/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 08:07 19/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:07 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 08:07 19/09/2024
Some text some message..