Vườn quốc gia Mũi Cà Mau sắp trở thành khu Ramsar

Tin từ Sở NNPTNT Cà Mau chiều 17.11 cho biết, theo thông tin từ Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã được Ban Thư ký Công ước Ramsar xem xét công nhận là khu Ramsar thứ năm của Việt Nam.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Như vậy Việt Nam chính thức sẽ có 5 khu Ramsar gồm: Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định, Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai, hồ Ba Bể - Bắc Cạn, Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Dự kiến, ngày 13.12.2012 tới Vườn quốc gia Mũi Cà Mau chính thức trở thành khu Ramsar mới của thế giới. Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên 41.862ha; trong đó, diện tích phần trên đất liền là 15.262ha, diện tích phần ven biển là 26.600 ha. Tuy không đa dạng về chủng loài, nhưng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có những đặc thù riêng về hệ động, thực vật. Hệ động vật của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản; trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Bồ nông chân xám, giang sen, cò trắng Trung Quốc, rái cá, cầy giông đốm lớn, rùa hộp lưng đen, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ.

Việc công nhận Vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thế giới tạo cơ hội cho Mũi Cà Mau được bảo tồn tốt các nguồn động, thực vật vùng ngập nước ven biển, phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đồng thời đây cũng là cơ hội để Cà Mau phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch khám phá. 

Lao động
Đăng ngày 19/11/2012
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 10:09 19/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:09 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 10:09 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 19/12/2024
Some text some message..