Vườn Quốc gia Xuân Thủy bị xâm hại

Là một trong ba địa điểm của Việt Nam được UNESCO công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), Vườn Quốc gia Xuân Thủy là món quà quý hiếm được tự nhiên ban tặng cho huyện Giao Thủy (Nam Định) nên rất cần được bảo vệ, gìn giữ. Tuy nhiên, những cánh rừng ngập mặn thuộc vùng đệm của vườn đang bị chặt phá làm vùng nuôi thủy sản…

Hệ thống thủy lợi trị giá 156 tỷ đồng bị đổ bùn đất khiến dòng chảy bị thu hẹp.
Hệ thống thủy lợi trị giá 156 tỷ đồng bị đổ bùn đất khiến dòng chảy bị thu hẹp.

“Xẻ rừng” nuôi ngao

Từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng báo Kinh tế nông thôn về việc vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy đang bị nhiều cá nhân “xẻ thịt”, cải tạo làm đầm nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã về tận nơi tìm hiểu tình hình. Một số người dân ở đây cho biết, nhiều tháng trước, chủ đầm thuê máy múc, máy hút về “cải tạo” rầm rộ, chặt phá nhiều cây xanh trong vùng đệm khiến các loài chim quý không còn nơi trú ngụ.

Có mặt tại đây, chúng tôi thực sự “sốc” khi các khu nuôi trồng thủy sản mọc lên như nấm giữa rừng. Nhiều vùng đất ngập mặn nằm trong vùng đệm trở nên nham nhở, không còn cảnh sông nước hữu tình như từng thấy. Nhiều diện tích sú, vẹt đã bị các chủ đầm san phẳng thành những ao, bãi nuôi ngao, tôm, cua...

Anh Trần Đài, người dân đang nuôi tôm, cua ở xã Giao Xuân chỉ tay ra phía vùng đầm đã bị cào trắng nói: “Trước đây, khu đầm rộng 2ha toàn là cây xanh. Cách đây 2 tháng, chủ đầm cho chặt cây, hút hết bùn đất ra sông để lập trại nuôi ngao giống. Máy múc, máy hút làm ròng rã hàng tháng trời. Vài năm trước, chim mỏ thìa, bồ nông, cò về đây nhiều lắm nhưng bây giờ, cây rừng thưa thớt, máy móc ầm ầm không chim chóc nào dám về”.

Anh Nguyễn Văn Chiến ở thôn Giao Hy, xã Giao An đang thuê 18ha tại vùng đệm VQG Xuân Thủy nuôi tôm, cua, rau câu bức xúc: “Chúng tôi chỉ được đào lạch ở những vùng không có cây để nuôi tôm, cua chứ không được chặt bỏ một cây nào. Ngay cả việc gom cây già chết về làm củi cũng bị Ban quản lý VQG bắt phạt. Nhưng không hiểu sao, nhiều người chặt phá cả hecta rừng, cải tạo hút bùn đổ ra sông lại không bị phạt”.

Tiếp cận khu vực của một chủ đầm đã từng “san phẳng” rừng để nuôi ngao, người trông coi đầm tên Trần Văn Ninh (xã Giao Xuân) cho biết: “Khu đầm này rộng 3,8ha; trước đây dùng để nuôi tôm, cua dưới tán rừng, nhưng vừa rồi phải chặt bỏ cây, hút bùn sâu xuống rồi bơm cát vào thì mới nuôi ngao được”.Ông này còn tiết lộ, chủ đầm có “quan hệ” với lãnh đạo huyện và lãnh đạo VQG nên chỉ mất 5-6 triệu đồng để được “cải tạo”, nếu không thì phải mất 15 - 20 triệu đồng!?.

Cần điều tra làm rõ

Những thực trạng tồn tại ở vùng đệm VQG Xuân Thủy đang gây nhiều băn khoăn, bức xúc cho dư luận về cách quản lý rừng của các cấp lãnh đạo nơi đây, những người yêu rừng, yêu thiên nhiên đang cảm thấy xót lòng trước việc rừng xanh đang bị xâm hại.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc VQG Xuân Thủy cho biết, tổng diện tích bị cải tạo chuyển sang nuôi ngao, vạng ở vùng đệm ước khoảng hàng chục hécta. Cũng theo ông Cách, quy định vùng đệm của VQG ngập mặn có được cải tạo hay không hiện nay chưa rõ ràng, mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu khác nhau.

Xung quanh việc vùng đệm VQG Xuân Thủy bị “xẻ thịt”, ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy khẳng định, sẽ buộc hút bùn đất dưới kênh, trồng lại diện tích rừng bị chặt phá, xem xét dấu hiệu tiêu cực của cán bộ cơ sở… Theo ông Đồng, do mới nhận được chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh nên UBND huyện đang giao cho các phòng chuyên môn kiểm tra. Nếu có chuyện như phóng viên phản ánh sẽ yêu cầu các hộ này hút bùn trở lại, trả lại đúng hiện trạng. Các hộ chặt cây sẽ buộc khôi phục. “Chúng tôi đang tiến hành kiểm tra, chặn đứng các trường hợp phát sinh mới, còn những hộ vi phạm sẽ điều tra làm rõ, quyết không thể để các cá nhân gây tổn hại đến tài nguyên, môi trường”, ông Đồng nói.

Theo ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định, ngành nông nghiệp không khuyến khích các hoạt động nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng đến môi trường như chặt phá rừng ngập mặn. Sở sẽ chỉ đạo các phòng ban chức năng tìm hiểu và đưa ra hướng xử lý nghiêm với vụ việc này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 01/02/2013
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:46 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:46 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:46 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:46 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:46 26/11/2024
Some text some message..