Xây dựng 3 bộ quy chuẩn kỹ thuật khai thác thuỷ sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đang phối hợp với bộ môn Kinh tế và Quản lý nghề cá thuộc Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ xây dựng 3 bộ quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khai thác thuỷ sản gồm: khai thác thuỷ sản bằng nghề rập xếp; khai thác nghêu, sò huyết giống ngoài tự nhiên và khai thác thuỷ sản bằng nghề đáy hàng khơi (ven biển). Dự kiến, 3 bộ quy chuẩn này sẽ được xây dựng hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh ban hành vào cuối năm nay.

khai thác thủy sản
Tàu cá khai thác thủy sản bằng nghề rập xếp của ngư dân tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu xây dựng 3 bộ quy chuẩn kỹ thuật khai thác thuỷ sản nhằm bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; đặc biệt, đối với một số loài phân bổ đặc thù thuộc ngư trường ven bờ biển của tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, còn đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chuyên ngành, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong quá trình hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển.

Trà Vinh là tỉnh ven biển nằm trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, có bờ biển dài hơn 65 km; với ngư trường vùng ven bờ và vùng lộng khoảng 1.400 km2. Toàn tỉnh hiện có 1.282 tàu khai thác, đánh bắt hải sản, có tổng công suất hơn 84.700 CV, hàng năm sản lượng đánh bắt khoảng 80.000 tấn tôm cá các loại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành khai thác hải sản phát triển thiếu bền vững, thể hiện qua sự gia tăng đội tàu cỡ nhỏ (chiếm hơn 80%) tập trung vào một số nghề khai thác truyền thống và mới phát sinh như: lưới kéo, đáy biển, rập xếp… Từ đó, sản lượng tôm cá chưa đến tuổi khai thác chiếm khá cao, khiến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang có xu hướng ngày một giảm nên cần bảo vệ và khai thác một cách hợp lý theo hướng bền vững./. 

Theo Tamnhin.net, 09/11/2013
Đăng ngày 10/11/2013
Huy Hoàng
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 05:42 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 05:42 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 05:42 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 05:42 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 05:42 28/11/2024
Some text some message..