Xây dựng đảo Cô Tô trở thành trung tâm hậu cần nghề cá

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Cô Tô, Quảng Ninh, ngày 22/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô tập trung đổi mới, đầu tư để sớm đưa huyện đảo này trở thành trung tâm hậu cần nghề cá của khu vực vịnh Bắc Bộ.

đảo Cô Tô
Đánh bắt hải sản, nghề chính của người dân trên đảo Cô Tô. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà chính quyền và nhân dân Cô Tô qua 20 năm xây dựng và phát triển, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh trong thời gian tới, huyện đảo Cô Tô cần tiếp tục đổi mới và phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, xây dựng huyện đảo phát triển nhanh, bền vững, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, sớm đưa huyện đảo Cô Tô trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho cả khu vực vịnh Bắc Bộ. 

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh quy hoạch phát triển tổng thể huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đồng thời tranh thủ các nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cấp cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ dân ra đảo đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. 

Tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Cô Tô cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống biến đổi khí hậu trên huyện đảo, phục vụ cho sự phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý huyện Cô Tô tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tăng cường đoàn kết nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế biển.

Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cô Tô cho biết: Kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Cô Tô là dịp để ôn lại và tự hào về những thành tích vẻ vang đã đạt được trong 20 năm qua. 

Từ một huyện nghèo khi mới thành lập (1994), hạ tầng kinh tế-xã hội thiếu thốn, lạc hậu, đời sống nhân dân nhiều khó khăn. Sau 20 năm, quốc phòng-an ninh trên vùng biển đảo Cô Tô luôn được đảm bảo, kinh tế-xã hội của huyện phát triển nhanh chóng. 

Hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn duy trì ở mức độ cao, từ 12 đến 15% một năm; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 400 USD năm 2000 lên 900 USD năm 2010 và 1.200 USD năm 2013. 

Ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là thủy sản với sản lượng khai thác trung bình hàng năm đều đạt từ 10.000 đến 15.000 tấn. Dịch vụ, du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2013, huyện đón gần 6 vạn lượt khách du lịch. 

Từ một huyện nghèo, đến nay Cô Tô đã có sự thay đổi rõ rệt về hạ tầng, về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân. 

Cô Tô đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên đảo, bêtông hóa 100% các tuyến đường xuyên đảo, đường liên thôn, ngõ xóm; xây dựng các cầu cảng, nơi neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền; nâng cấp, xây mới hơn chục hồ nước trên đảo, trong đó có một số hồ cung cấp nước sạch sinh hoạt; thi công trên 30km đường ống dẫn nước sạch đến các khu dân cư; đã có 95% hộ dân trên các đảo của Cô Tô được sử dụng nước máy. 

Đặc biệt, cuối năm 2013, Cô Tô cũng đã hoàn thành ba mục tiêu lớn: Về đích chương trình xây dựng nông thôn mới; 100% trường học đạt chuẩn quốc gia; cơ bản không còn hộ nghèo. Lễ khánh thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô năm 2013 là một sự kiện trọng đại, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện đảo. 

Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Nghị định số 28/CP ngày 23/3/1994 của Chính phủ, trên cơ sở tách 2 xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả (cũ) nay là huyện Vân Đồn. Huyện Cô Tô có trên 50 hòn đảo lớn, nhỏ tạo thành quần đảo Cô Tô, trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô, Thanh Lân, đảo Trần. Huyện đảo là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em: Kinh, Sán dìu, Mường, Tày, Hoa.

TTXVN/Vietnam+, 22/03/2014
Đăng ngày 23/03/2014
Xuân Tùng
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:04 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:04 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:04 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:04 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:04 17/02/2025
Some text some message..