Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
Xi phong nhờ van tự động đáy ao. Ảnh: drtom.vn

Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản ứng dụng xi phông rộng rãi nhờ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên phổ biến nhất là xi phông tự động và xi phông bằng van tự động. Vậy bà con đã biết phân biệt giữa xi phông tự động và xi phông bằng van tự động hay chưa? Có những lợi ích gì khi xi phông đáy ao cho tôm. Bà con hãy cùng Tép Bạc theo dõi bài viết sau đây.

Xi phong đáy ao cho tôm là gì?

Xi phông (tiếng anh là siphon) còn được viết là syphon, được dùng để chỉ nhiều thiết bị khác nhau có liên quan đền dòng chảy chất lỏng qua ống. Xi phông làm từ các vật liệu như sắt, thép, nhựa, inox, hoặc thậm chí là kính. 

Trong ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, việc tiêu thụ thức ăn dư thừa và xử lý chất thải là các vấn đề quan trọng để ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước và ngăn mầm bệnh phát triển. Sử dụng xi phông là một giải pháp hiệu quả để xử lý chất thải trong ao nuôi, loại bỏ khí độc, tăng lượng oxy hòa tan trong nước, và giảm chi phí sử dụng hóa chất xử lý đáy ao một cách hiệu quả nhất.

Xi phông tự động

Đặc điểm và cấu tạo của xi phông tự động

Thường được áp dụng cho các ao có diện tích lớn (trên 2.500 m2), xi phông có thể phù hợp cho các ao có đáy không bằng phẳng. Thời điểm thích hợp để sử dụng xi phông là sau khoảng 2 - 3 tháng nuôi tôm, khi chất thải tích tụ dày đặc trên đáy ao và các chỉ số môi trường bắt đầu vượt quá mức cho phép.

Cấu trúc của xi phông bao gồm hai ống nhựa PVC có đường kính từ 10 đến 20 cm, chiều dài khoảng 1 - 1,2 m, được nối với nhau thành hình chữ T. Phần trên của chữ T được khoan nhiều lỗ nhỏ. Phần đuôi của chữ T nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (có cánh quạt hút nước). Bơm ly tâm này được kết nối với trục nối dài của một động cơ xăng hoặc điện. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy bơm khác nhau, người nuôi có thể lựa chọn sản phẩm chất lượng từ các nhà sản xuất đáng tin cậy.

Việc sử dụng xi phông mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi, bao gồm khả năng hút bùn và chất thải mà không làm tôm bị hút vào trong khi bơm ly tâm hoạt động. Bùn và chất thải được đẩy ra ngoài thông qua ống thoát nước của bơm ly tâm. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại ao và đặc biệt phù hợp cho các ao có diện tích lớn.

Lắp đặt xi phongQuá trình làm hố và lắp đặt xi phông cho ao tôm

Lưu ý

Tuy nhiên, khi sử dụng xi phông, cần hạn chế việc làm đảo lộn đáy ao. Người nuôi nên chỉ tiến hành xi phông một phần của ao mỗi ngày, đặc biệt là ở những khu vực chứa nhiều chất thải nhất, nhằm giảm thiểu sự phát sinh khí độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để tối ưu hóa việc sử dụng xi phông, người nuôi cần thiết kế và bố trí hệ thống quạt nước sao cho chất thải được tập trung ở một số vị trí cụ thể trong ao. Sau khi tiến hành xi phông, nước đã qua xử lý cần được bơm vào ao nuôi để bù đắp cho lượng nước đã bị mất đi. Chất thải sau khi được xi phông cần được vận chuyển đến nơi chứa chất thải phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Xi phông bằng van tự động

Đặc điểm và cấu tạo của xi phông bằng van tự động

Đây là phương pháp hiện đang được ưa chuộng rộng rãi nhất nhờ sở hữu nhiều ưu điểm. Phương pháp này được thực hiện hiệu quả và phổ biến trong các ao có diện tích dưới 2.500 m2. Cụ thể, các ao có thể có hố xi phông, lót bạt, hoặc đổ bê tông cho hố. Trong trường hợp ao nuôi có đáy cao hơn hệ thống thoát nước và kênh xử lý chất thải được sử dụng.

Hệ thống này không đòi hỏi sử dụng động cơ bơm ly tâm, vì áp suất nước tự nhiên sẽ đẩy chất thải ra ngoài thông qua hệ thống cống rãnh mà không cần sự can thiệp của máy bơm.

Hố xử lý chất thải cần đủ rộng để thu gom chất thải và thường có dạng nón cụt. Khoảng cách từ miệng hố đến đáy hố là từ 0,5 đến 0,8 mét, và đường kính D thường từ 1,5 đến 2 mét cho ao từ 2000m2 đến 2500 m2. Giữa hố, có ống nhựa PVP phi 75 được kết nối và có bịt lưới ở đầu ống để hút bùn đáy và ngăn tôm lọt qua. Ống này được chôn dưới lòng đất để không bị ảnh hưởng trong quá trình cải tạo. Cuối ống nhựa được lắp van để xả thải. Cuối mùa nuôi, cần hút sạch bùn trong ống để tránh tình trạng tắc nghẽn khi phơi khô.

Lưu ý

Người nuôi cần điều chỉnh lịch trình xi phông đáy ao phù hợp với mật độ tôm nuôi và lượng chất thải trong ao. Thông thường, mỗi ngày cần xi phông 2 hoặc 3 lần, mỗi lần chỉ mất khoảng 1 - 2 phút. Sau đó, cần bù nước vào ao để thay thế lượng nước đã mất.

Đăng ngày 25/03/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 01:38 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 01:38 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 01:38 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:38 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 01:38 17/11/2024
Some text some message..