Xóa phao xốp trong nuôi trồng thủy sản còn rất chậm

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sử dụng vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.

Vật liệu nổi
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sử dụng vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Ảnh: Nguyễn Thành

Còn tình trạng xuống giống hàu mới, lắp đặt phao xốp mới

Theo báo cáo của các địa phương trong tỉnh, tính đến ngày 20/2/2023, toàn tỉnh có khoảng 2.425.387 quả phao xốp, đã chuyển đổi sang phao nhựa theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương là 1.203.997 quả, đạt 50%; số phao xốp còn lại là 1.221.390 quả.

Kết quả này cho thấy tiến độ thực hiện chuyển đổi phao xốp trong nuôi biển sang loại phao nổi phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật địa phương, thân thiện môi trường ở các địa phương còn chậm, không đảm bảo lộ trình đề ra hoàn thành trong năm 2022; trong khi sự chỉ đạo điều hành của chính quyền một số địa phương về quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển chưa chặt chẽ, đôi lúc thiếu kiên quyết, quyết liệt.

Do đó, một số nơi còn tình trạng xuống giống hàu mới, lắp đặt phao xốp mới khi chưa chuyển đổi phao xốp cũ hoặc sử dụng phao xốp bọc bạt đen xen kẽ với phao nhựa theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện.

Tháng 12/2022, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã thành lập đoàn liên ngành gồm đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Sở KH-CN, Sở Công thương, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, nhằm kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện quy chuẩn địa phương về sử dụng vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra lấy mẫu tại một số các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu nổi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Đoàn đã phát hiện 1 cơ sở sản xuất vật liệu nổi chưa được công bố hợp quy, khuyến cáo cho người dân dừng ngay việc sử dụng vật liệu này khi có kết quả thử nghiệm đúng chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn địa phương của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, đoàn liên ngành đã thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện cho 7 cơ sở hiện đang sản xuất, cung ứng phao cho bà con nuôi trồng thủy sản trên biển; 10 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản đang sử dụng vật liệu nổi của các đơn vị sản xuất: Công ty CP Nhựa Super Trường Phát; Công ty TNHH Thương mại XNK Vĩ Tuyến; Công ty TNHH Vân Long; HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh; Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Hùng Cường; Cơ sở Phan Văn Khảm; Công ty CP Nhựa HBC. Kết quả các mẫu vật liệu nổi đều phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật tại quy chuẩn địa phương (QCĐP số 08: 2020/QN).

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, đoàn phát hiện nhiều phao bị hỏng như méo móp, nước vào. Nguyên nhân do lỗi của nhà sản xuất, chủ yếu là phao nhỏ của Công ty TNHH Vân Long, phao cỡ lớn nâng giàn của Công ty TNHH Thương mại XNK Vĩ Tuyến. điều đó ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân trong việc chuyển đổi vật liệu nổi.

Phao HDPEPhao HDPE đang dần thay thế phao xốp trong nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành

Nhanh chóng giải bài toán xóa phao xốp

Nói về nguyên nhân dẫn đến việc xóa phao xốp trong nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh còn chậm, ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, ý thức tự giác chấp hành chủ trương chuyển đổi phao xốp trong nuôi biển sang loại phao nổi thân thiện môi trường, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật địa phương của một bộ phận người dân chưa cao.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản như cá biển, hàu nuôi… không được thuận lợi, giá cả thấp và không ổn định, nên nguồn lực tái đầu tư cho sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, giá thành vật liệu nổi theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương cao gấp 1,5 - 2 lần so với với vật liệu nổi là phao xốp thông thường; việc giao mặt nước cho cơ sở nuôi trồng thủy sản của một số địa phương chậm thực hiện nên người dân chưa yên tâm đầu tư chuyển đổi.

Hầu hết các đơn vị sản xuất phao nhựa chưa chủ động đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thực tế sản xuất; thị trường còn thiếu những loại phao nhựa có kích cỡ lớn, phù hợp với loại hình nuôi hàu bằng giàn bè ở các địa phương Quảng Yên, Móng Cái.

Vì vậy, nhiều cơ sở nuôi biển bằng hình thức giàn bè, nhà bè đang phải tận dụng thùng phuy nhựa làm phao nổi. Tuy nhiên, loại phuy nhựa không phải là sản phẩm chuyên dùng cho nuôi trồng thủy sản, do nhiều hãng sản xuất và bán tại các đại lý bán lẻ nên rất khó để thực hiện các thủ tục công bố hợp quy theo quy định, dẫn đến khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản biển khi thực hiện chuyển đổi vật liệu nổi theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Phao xốpViệc sử dụng phao xốp gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến môi trường biển. Ảnh: Nguyễn Thành

Theo ông Đỗ Đình Minh, để nhanh chóng giải bài toán xóa phao xốp cần tăng cường mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra các hoạt động mua bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổi trong nuôi biển. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp mua bán, vận chuyển, cung ứng các sản phẩm phao nhựa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.

Cùng với đó, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển không đúng quy định và kiên quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm trong nuôi trồng thủy sản và sử dụng vật liệu nổi gây ô nhiễm môi trường.

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cũng khuyến khích các đơn vị sản xuất phao nhựa dùng trong nuôi trồng thủy sản chủ động đa dạng hóa mẫu mã, kích cỡ sản phẩm theo nhu cầu thực tế sản xuất và hoàn thiện thủ tục công bố hợp quy. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thành thủ tục công bố hợp quy cho các sản phẩm phao nhựa cỡ lớn, có độ bền cao hơn phao xốp, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với hình thức nuôi biển bằng nhà bè, giàn bè.

Việc sắp xếp các cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hướng hình thành các vùng nuôi biển tập trung phù hợp với quy hoạch của huyện, tỉnh, tiến tới hoàn thành việc giao, cho thuê mặt nước, khu vực biển các cơ sở nuôi trồng thủy sản là hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương còn chậm.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/03/2023
Nguyễn Thành
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:52 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:52 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:52 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:52 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 10:52 01/12/2024
Some text some message..