Xu hướng thay thế kháng sinh cho phát triển NTTS

Dùng thảo dược để thay thế kháng sinh là xu hướng phát triển của NTTS, trong đó ngò rí (rau mùi) có các đặc tính có lợi như: Kích thích miễn dịch, thúc đẩy tăng trưởng, kháng khuẩn, kháng virus, tẩy giun sán, chất chống oxy hóa, cũng như loại thải loại kim loại nặng.

cá tráp
Trong tương lai, kháng sinh trong thủy sản sẽ được dùng có hiệu quả hơn. Ảnh: amickman

NTTS thâm canh ngày càng phát triển trên toàn thế giới, với một số lợi ích đạt được bao gồm: mở rộng diện tích, đa dạng loài nuôi, nâng cao mật độ nuôi, đồng thời kiểm soát tốt môi trường. Tuy nhiên, hễ càng nuôi thâm canh thì dịch bệnh càng nhiều, hệ miễn dịch của tôm cá suy yếu và làm vi khuẩn cơ hội dễ dàng xâm nhập gây bệnh, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn hơn. Từ những vấn đề trên, phát sinh một hiện trạng đáng báo động đó là kháng sinh được sử dụng “vô tội vạ”, có lúc không cần thiết, cả phòng bệnh lẫn trị bệnh, một cách liên tục, dẫn đến nhiều hậu quả có hại và nguy hiểm.

Tác hại của việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản

Suy giảm miễn dịch và các chức năng sinh lý

Mặc dù việc sử dụng kháng sinh sẽ cải thiện năng xuất cho nghề NTTS.  Nhưng điều này lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và cả môi trường. Việc tiếp xúc với kháng sinh dù với liều lượng nhỏ nhưng liên tục, thì cũng dẫn đến rối loạn các hoạt động sinh lý, chuyển hóa, hệ miễn dịch của tôm cá.

Tạo các gen kháng khuẩn

Việc lạm dụng kháng sinh trong thủy sản trở thành nền tảng của sự phát triển và lan truyền sự kháng kháng sinh trong NTTS. Vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng đa dạng, phức tạp, vào xuất hiện ở khắp mọi nơi. Vấn đề là do trong quá trình xử lý nước thì kháng sinh không được loại bỏ hoàn toàn, nên hệ sinh thái luôn phải ở trạng thái đối mặt trực tiếp với kháng sinh. Một nguyên nhân khác là việc sử dụng kháng sinh liên tục, mọi lúc mọi nơi của người nuôi.

Suy giảm các vi sinh vật có lợi trong đường ruột

Mục tiêu chính của việc sử dụng kháng sinh vẫn là loại bỏ vi khuẩn có hại. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột vật nuôi, chức năng của ruột, suy giảm tăng trưởng và khả năng miễn dịch của chúng. Sự hiện diện của dư lượng kháng sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người,  dị ứng,  tăng khả năng mắc bệnh ung thư và thiếu máu.

kháng kháng sinh

Rau mùi (ngò rí) - thảo dược thay thế kháng sinh trong thủy sản

Đây là một loài thực vật phổ biến, được dùng làm gia vị, làm một vị thuốc, cũng như trong dược phẩm và các ngành công nghiệp. Axit petroselinic, axit linoleic, axit oleic và axit palmitic  là những thành phần thiết yếu nhất của rau mùi. Ngoài ra, rau mùi rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, β-caroten, vitamin C; khoáng, chất xơ và sắt, giống như các loại rau xanh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau mùi là một loại thuốc có giá trị cao trong y học vì tác dụng bảo vệ thần kinh, trị hạ đường huyết, hạ natri máu, hạ cholesterol máu, chống co giật, chống oxy hóa, chống ung thư, giải lo âu, giảm đau nửa đầu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn, tẩy giun sán và kháng nấm cũng đã được chứng minh.

ngò rí

Trong NTTS, rau mùi với các tác dụng sau:

Thúc đẩy tăng trưởng

Cụ thể, sử dụng rau mùi trong NTTS sẽ giúp vật nuôi cải thiện quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi. Ở đây, rau mùi sẽ giúp tăng cường hoạt động của các enzyme và tăng tiết dịch mật, điều này rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ axit béo. Bên cạnh đó, với mùi vị đặc trưng, rau mùi sẽ kích thích sự thèm ăn và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi, giúp vật nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Ảnh hưởng đến các thông số huyết học

Một số nghiên cứu ghi nhận thảo dược không có tác dụng lên các chỉ số huyết học của ĐVTS. Nhưng rau mùi lại cải thiện các thông số huyết học của tôm cá, điều này đã được chứng minh khi bổ sung 2% chiết xuất hạt rau mùi cho Cá Hồi Vân trong 8 tuần cho ăn. Kết quả cho thấy hàm lượng hematocrit, hàm lượng hemoglobin, bạch cầu, hồng cầu trên cá đều tăng cao sau 8 tuần thí nghiệm.

Tác dụng kích thích miễn dịch

cá hồi vân

Lượng thảo dược kết hợp trong khẩu phần ăn có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch không đặc hiệu của tôm cá, để chống lại sự xâm nhập của vi rút và vi khuẩn. Rau mùi cũng không ngoại lệ, các thành phần có lợi cho hệ miễn dịch trong rau mùi gồm có polysaccharid, saponin, flavonoid, alkaloids, anthracene, và các acid hữu cơ. Các thành phần này có tác dụng cải thiện đáng kể một số thông số miễn dịch không đặc hiệu như protein huyết thanh, hoạt tính lysozyme, hoạt tính chống oxy hóa. Chiết xuất hạt rau mùi có tác dụng ở cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi, góp phần kích hoạt khả năng bảo vệ vật chủ chống lại mầm bệnh cao hơn. Điều này đã được kiểm chứng khi cho Cá Hồi Vân, Cá Chép Catla và Cá Ngựa Vằn sử dụng chiết xuất rau mùi trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng.

Tác dụng chống oxy hóa

Flavonoid, axit phenolic và phenolic diterpen trong rau mùi có tác dụng “dập tắt” các phản ứng oxy hóa diễn ra trong cơ thể vật nuôi, trả lại nguyên trạng thái ban đầu của các hợp chất.

Tác dụng kháng khuẩn và kháng bệnh

Thảo dược  được coi là lựa chọn thay thế hữu ích cho các loại thuốc, hóa chất truyền thống, để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong  NTTS vì hoạt tính kháng khuẩn của chúng. Nhiều phenol, polysaccharid, proteoglycans và flavonoid trong thảo dược có thể đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Một số nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất dầu rau mùi có hoạt tính cao, chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Loại bỏ một số kim loại nặng

Hoạt động giảm thiểu kim loại nặng trong cơ thể thủy sản của rau mùi đã được nghiên cứu độc lập. Với 2% bột rau mùi trong thức ăn làm giảm 20-30% nồng độ Cadmium (Cd) trong gan và thận của Cá Hồi Vân. Ngoài ra, chiết xuất rau mùi cũng chống lại sự gây độc của Chì (Pb) bằng cách cải thiện phản ứng miễn dịch trên Cá Rô Phi. Hỗn hợp 2% bao gồm rau mùi, tỏi và tảo Chlorella trong chế độ ăn của Cá Giếc Phổ đã bảo vệ thận khỏi tổn thương do phơi nhiễm Cadmium (Cd). Nồng độ kim loại nặng trong Cá Huso được cho ăn bột rau mùi cũng đã giảm đáng kể.

nuôi cá rô phi

Sự ứng dụng thảo dược nói chung và rau mùi nói riêng vào NTTS, sẽ là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường. Giải quyết kịp thời các vấn đề của kháng sinh trong NTTS. Rau mùi bao gồm một số đặc tính có lợi như: Kích thích miễn dịch, thúc đẩy tăng trưởng, kháng khuẩn, kháng virus, tẩy giun sán, chất chống oxy hóa, cũng như loại thải loại kim loại nặng. Do vậy, cần nghiên cứu thêm để đưa rau mùi vào thực tế ngành NTTS, góp phần cải thiện sức khỏe tôm cá theo hướng tích cực với môi trường và nâng cao năng suất cho người nuôi.

Reference: Ahmed Abdou Said, Rasha M. Reda, Heba M. Abd El-Hady. Overview of herbal biomedicines with special reference to coriander (Coriandrum sativum) as new alternative trend for the development of aquaculture. Egyptian Journal of Aquatic Biology & Fisheries. Vol. 25(2): 539 – 550 (2021).

Đăng ngày 05/07/2022
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:13 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:13 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:13 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:13 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:13 24/04/2024