Xử lý môi trường ao nuôi cá để cải thiện năng suất

Sau một vụ nuôi cá, toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh... đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi là công việc tối quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo.

Xử lý môi trường ao nuôi
Xử lý môi trường ao nuôi giúp đảm bảo năng suất ở các vụ nuôi cá tiếp theo. Ảnh minh họa

Đầu tiên, người nông dân cần chuẩn bị ao. Đối với ao mới đào: Cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất, tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng, lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu đột ngột.

Đối với ao cũ:  Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10-20cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, 02,, H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch.

Sau đó, khử trùng đáy ao bằng vôi bột rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao nhằm làm  môi trường đáy tơi xốp, giúp động vật đáy phát triển tạo cơ sở thức ăn cho cá,  giúp pH môi trường nước luôn luôn ổn định ở mức kiềm yếu, kích thích các phiêu sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt và tăng hiệu quả của các loại phân bón, tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.

Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt các loại cá tạp  cá dữ có hại cho cá. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 5-7kg/ 100 m2, ao đất sét, chua bón 10-15kg/ 100m2 hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn định  trên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2 sau đó tháo nước vào tháo rửa 1-2 lần, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Đà Nẵng. 

Để xử lý nước ao nuôi, cần tăng cường thay nước mới vào ao nuôi, định kỳ 01 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 – ½ lượng nước trong ao. Bơm nước vào thời điểm từ 4 – 6 giờ sáng đối với những ao có hiện tượng cá nổi đầu để tăng ô xy hoà tan vào nước;- Dùng các loại chế phẩm sinh học chuyên ngành thuỷ sản xử lý môi trường ao nuôi để đẩy nhanh quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ tồn dư dưới đáy ao, hạn chế được hiện tượng cá nổi đầu gây chết cá.

Qua theo dõi vào tháng 4;5 hàng năm có hiện tượng cá Chép; Mè trắng; Trôi Ấn bị chết rải rác. Nguyên nhân do vi khuẩn thâm nhập, để hạn chế dịch bệnh các hộ dùng chế phẩm VICATO rắc xuống ao theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn, định kỳ 01 tháng một lần (dùng vào đầu tháng 4 và đầu tháng 5). Đối với cá Trắm cỏ dùng thuốc trộn vào thức ăn: Thuốc Tiên Đắc I hoặc thuốc KN 04 – 12, bổ sung thêm Vitamin C để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá, theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương. 

Vietq, 30/06/2015
Đăng ngày 01/07/2015
Thái Hà
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 01:54 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 01:54 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 01:54 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:54 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 01:54 16/11/2024
Some text some message..