Xử lý nước ao giai đoạn ương tôm

Để bắt đầu một vụ nuôi mới, công đoạn cải tạo và xử lý ao chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Trong đó, việc cấp nước và xử lý nước ao để tạo một môi trường thích hợp nhất cho tôm giống. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước ao đầu vụ, hôm nay cùng Tép Bạc tham khảo một số cách sau đây nhé!

Ao nuôi tôm
Trước khi thả giống cần tạo một môi trường thích hợp cho tôm phát triển. Ảnh: baocantho.com.vn

Lý do cần xử lý nước ao nuôi trước khi thả giống 

Đối với tôm giống, trước khi thả cần chuẩn bị cho chúng một môi trường nước ổn định về các chỉ tiêu, điều này giúp cho tôm có thể tránh các dịch bệnh, sinh trưởng tốt hơn. 

Mục đích cụ thể như sau: 

- Xử lý mầm bệnh gây hại còn sót lại ở vụ nuôi trước đó có thể gây hại cho tôm giống 

- Mầm bệnh từ nguồn nước được cấp vào ao nuôi nếu không xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm. 

- Việc xử lý nước còn tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Từ đó giảm chi phí thức ăn từ đó tăng lợi nhuận. 

Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn 

Thuốc tím (KMnO4

Thuốc tím có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng. 

Đối Với các nguồn nước biển có lượng phù sa nhiều, độ đục cao, có nhiều chất, hàm lượng kim loại nặng cao. Cần phải loại bỏ chúng trước khi đưa vào xử lý diệt trùng. 

Ao nuôiCải tạo xử lý nước ao là công đoạn đầu cho vụ mới

Edta 

Ngoài ra có thể sử dụng EDTA với nồng độ 5-10ppm để xử lý nước ngay trong bể nuôi ấu trùng. 

Chlorin 

Dùng Chlorin với nồng độ 15-25ppm, tương đương với 5,8-9,8gr Cl2. Sau khi xử lý Chlorin, lượng Cl2 vẫn còn dư thừa trong nước, lượng dư Cl2 thừa trong nước cũng sẽ gây độc đối với tảo và ấu trùng tôm, do vậy trước khi đưa nước vào bể nuôi tôm giống phải loại bỏ lượng Cl2 dư thừa bằng Thiosulphat. 

Quy trình xử lý mầm bệnh trong nước trước khi thả tôm giống 

- Bước 1: Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3 – 7 ngày. 

- Bước 2: Kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng bằng cách chạy quạt nước liên tục 2 – 3 ngày. 

– Bước 3: Sử dụng Chlorine nồ độ 20-30 ppm (20-30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp, diệt khuẩn nước ao lắng vào buổi sáng (khoảng 8h) hoặc buổi chiều ( khoảng 16h). Ngoài ra có thể sử dụng một số hoá chất có thể dùng để diệt tạp, diệt khuẩn nước: 

+ Thuốc tím (KMnO4): 20 – 50 kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới gây màu nước. 

+ BKC (Benzalkonium Chlorinde) ≥ 50%: là 3 – 5ppm (30 – 50kg/ha). 

+ Hợp chất Iodine  ≥ 10%: 1 – 3 lít/1.000 m3 nước. 

ChlorineChlorine. Ảnh: drtom.vn

Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các hoá chất: hoặc thuốc tím, hoặc Chlorine , hoặc BKC, hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó từ 3 – 5 ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine. 

– Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử. 

– Bước 5: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý vào ao nuôi qua túi lọc.  

Gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống 

Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau xử lý nước nuôi tôm. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao mới tiến hành thả giống. 

Sử dụng phân hữu cơ như cám gạo, phân xanh và bột đậu nành. Các loại phân này có thể kích thích sự sinh trưởng của tảo có lợi. Lượng phân hữu cơ cần thiết là 25 – 50 kg/ha/ngày và rải đều quanh ao. Sau 4 – 5 ngày, tảo sẽ phát triển và tạo màu nước. 

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với cám gạo, mật rỉ đường để ủ lên men. Các chế phẩm này có thể giúp gây màu nước và cải thiện chất lượng nước.  

Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm. Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tôm. Mọi người nên tiến hành xử lý thay nước thường xuyên cho đến khi kết thúc mùa vụ. 

Đăng ngày 14/03/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 00:22 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 00:22 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 00:22 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 00:22 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 00:22 03/02/2025
Some text some message..