Xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Tảo là yếu tố quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi tôm, giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm thông qua quá trình quang hợp.

Tảo xanh
Tảo xanh gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển trong ao nuôi tôm, Ảnh: Truong Sinh Group

Tảo trong ao nuôi tôm 

Tảo giúp làm giảm độ trong của nước, tham gia lọc, hấp thu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng dư thừa, khí độc… có trong môi trường nước ao nuôi tôm. Những ao giàu dinh dưỡng, một số loài phát triển quá mức, chiếm ưu thế về số lượng, gây hiện tượng nở hoa. Màu xanh nước ao nuôi do quần xã tảo lục quyết định, khi tảo lục chiếm ưu thế nước có màu xanh nhạt, nếu mật độ tảo dày, nước có màu xanh đậm.  

Một số loài xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm như: Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp., Dunaliella sp., Oocystis sp…Tuy nhiên, trong các ao nuôi tôm, do quản lý thức ăn không tốt gây dư thừa, làm đáy ao nuôi nhiễm bẩn, thường xuất hiện một số loài tảo mắt như Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp… Mặt nước các ao này có váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu, tảo này độc đối với tôm. 

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao nuôi và tỷ lệ N/P lớn hơn quyết định sự hình thành các loài tảo trong ao. Tỷ lệ N/P lớn hơn 15/1 thường tảo khuê xuất hiện, tỷ lệ N/P là từ 7-14/1 là điều kiện để tảo lục phát triển, tỷ lệ N/P từ 3-5/1 tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế…Thức ăn dư thừa, lượng phân tôm thải ra, vỏ tôm lột xác, chất lơ lửng lắng tụ theo thời gian nuôi chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tảo phát triển. Khi cho tôm ăn, chỉ khoảng 20% lượng N2 và 20 % lượng P được hấp thu, chuyển hoá thành sản phẩm thịt.  

Nhiều nghiên cứu về chất thải lắng đọng trong ao nuôi tôm ghi nhận, khoảng 92% Nitơ và 94,5% Phospho có trong ao nuôi là từ thức ăn, chưa kể các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn mà tôm không hấp thu được, sẽ tồn tại trong đáy ao dưới dạng mùn bã hữu cơ. Phần lớn Nitơ tôm không hấp thụ được thải ra môi trường chiếm 70% (trong nước: 54% và bùn ao 11%, Nitơ thất thoát là 5%). Phospho thải ra môi trường nước và bùn đáy lần lượt là 20% và 40%, lượng Phospho thất thoát không xác định được chiếm tỷ lệ 31% của tổng Phospho đầu vào, đây chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của tảo trong ao nuôi tôm. 

Tảo Chlorella sp. trong ao tômTảo Chlorella sp. trong ao tôm. Ảnh: Wikipedia

Nguyên nhân xuất hiện

Tảo xanh hình thành trong ao nuôi tôm công nghệ cao cho thấy, việc cho tôm ăn và quản lý thức ăn chưa hợp lý, trong đó, việc định lượng thức ăn là mấu chốt. Cho tôm ăn dư thừa thức ăn so với nhu cầu thực tế, hoặc vì lý do nào đó như sức khoẻ tôm, chất lượng môi trường không tốt, thời tiết, khí hậu biến động…tôm ăn yếu hơn so nhu cầu, nhưng người nuôi không linh hoạt điều chỉnh thức ăn, vẫn cho tôm ăn như bình thường, dẫn đến dư thừa thức ăn. Khi tảo hình thành trong ao, ban ngày, với hoạt động quang hợp, tảo hấp thu CO2, cung cấp oxy cho ao, giúp tôm khoẻ, tảo che bớt ánh sáng, ngăn rong rêu đáy phát triển.  

Tuy nhiên, khi trời nắng liên tục, kích thích tảo phát triển quá mức, nhiệt độ trong nước giảm nhiều, nước ao chuyển từ xanh nhạt sang xanh đậm, pH trong ao biến động, có xu hướng tăng cao > 8.5 diễn ra mạnh khi thực vật hấp thu CO2 trong nước cho quá trình quang hợp. Khi pH tăng cao, độ kềm trong ao tăng lên nhanh do do carbonat (CO3) giải phóng từ bicarbonate (HCO3). Bicarbonate kết hợp với CO2, và nước, giải phóng ra HCO3- và OH-. Độ kiềm cao (200 -300 mg/L CaCO3) với giá trị pH > 8.5 ngăn cản quá trình lột xác của tôm. Khi pH tăng cao, chu trình Ni tơ trong ao chuyển hướng, sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2, thay vì sinh ra khí NH4 ít độc hơn.  

Hàm lượng các khí độc trên trong ao tăng cao, tăng theo sự phát triển của tảo, gây nguy hiểm cho tôm. Vào ban đêm, tảo chuyển qua chu trình hô hấp, sử dụng oxy trong ao, thải ra CO2. Hàm lượng CO2 trong ao nuôi càng cao, đồng nghĩa hàm lượng oxy trong ao càng giảm, làm tôm thiếu oxy. Tăng trưởng của tôm giảm dần khi hàm lượng khí CO2 tăng cao.  

Khi sống trong môi trường nước có hàm lượng CO2 cao, quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tôm bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Hoạt tính các Enzyme tiêu hóa như trypsin, pepsin chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày càng giảm khi hàm lượng CO2 trong nước càng cao. Hàm lượng CO2 cao, gây ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa, dẫn đến việc tiêu thụ thức ăn và sự tăng trưởng của tôm sẽ bị chậm lại. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng glucose trong huyết tương của tôm tăng nhanh chóng nếu nồng độ CO2 trong nước quá cao. Điều đó khiến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của tôm bị giảm đáng kể.  

Như vậy, nếu tôm sống trong môi trường có nồng độ CO2 tăng cao, sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi xử lý, giảm mật độ tảo bằng các loại hoá chất, sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao và dễ gây stress cho tôm. Tảo tàn xuống đáy, tôm ăn vào dễ bị bệnh phân trắng, đường ruột.

Biện pháp xử lý 

Xử lý tảo trong aoXử lý tảo trong ao nuôi. Ảnh: Thủy sản Bio

Người nuôi có thể giảm CO2 trong ao tôm bằng Ca(OH)2 và Na2CO3, độc tính của Carbonic nguy hiểm khi tảo trong ao bị tàn hoặc sau khi dùng hóa chất diệt tảo. Khi tảo chết là nguồn hữu cơ lớn, khi phân huỷ hữu cơ xảy ra, sẽ tiêu hao oxy hòa tan và sản sinh Carbonic. Giải pháp tăng sục khí, đảo trộn nước, gia tăng oxy hòa tan và loại bỏ Carbonic ra khỏi nước trong trường hợp tảo tàn, cắt giảm mật độ tảo… rất quan trọng, vì giải pháp bón vôi không giải quyết căn cơ. Chỉ có vôi nung hay còn gọi là vôi nóng (CaO), vôi tôi Ca(OH)2 hoặc Sodium Carbonate Na2CO3 mới có tác dụng loại bỏ CO2, vôi nông nghiệp CaCO3 không loại bỏ được CO2. Tuy nhiên, khi sử dụng các hoá chất trên, cần cẩn trọng, tuỳ vào sức khoẻ tôm, tuổi tôm, ngày nuôi, độ kềm trong ao… điều chỉnh liều lượng phù hợp.  

Trường hợp ao nuôi pH cao, > 8.3, vôi không hòa tan được trong nước, nên dùng Canxi Sulfate (CaSO4) hoặc Canxi Chlorua (CaCl2) để gia tăng độ cứng can xi, giảm độ kềm, nhằm ổn định pH. Khi pH < 8.3, sử dụng canxi carbonat CaCO3, làm giảm độ kiềm, do CaCO3 là nguồn cung cấp ion canxi. Sử dụng cách này làm giảm pH trong suốt quá trình quang hợp, vì khi nồng độ ion canxi tăng lên nó sẽ làm kết tủa carbonat và phospho vô cơ. Ngoài ra, để làm giảm pH người ta có thể sử dụng phèn nhôm đơn Al2(SO4)314H2O. 

Cắt tảo xanh trong ao, nếu tôm ≤ 10 ngày tuổi, dùng CaO: liều 10 – 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều: 60 – 80 kg/1.000 m3 nước, thời gian xử lý: ban đêm, 22 giờ, sau đó cấy lại vi sinh EM. Vào ban ngày, có thể dùng Zeolite liều 25 kg/1.000 m3, kết hợp CaCO3 liều 60 kg/1.000 m3, sau đó cấy lại vi sinh EM. Nếu tôm lớn, nuôi từ ≥ 1,5 tháng tuổi, dùng vôi nóng CaO liều 30 kg/1.000 m3 kết hợp CaCO3 liều 100 – 150 kg/1.000 m3, nên sử dụng vào ban đêm. ưu ý, sau khi sử dụng CaCO3 liều 100 kg/1.000 m3, nên thêm mỗi lần 20 kg, sau cùng là 10 kg, cho đủ liều 150 kg, chia liều như trên nhằm hạn chế sốc đối với tôm.  

Với cách xử lý trên, thực hiện liên tục, đến khi thấy nước ao đục, xuất hiện nhiều lợn cợn, cần tiến hành vừa thay nước, vừa cấp nước mới vào ao nuôi. Lượng nước thay và cấp vào ao từ 20 – 30 %, nên thay và cấp nước chiều mát, hoặc tối 18 – 20 giờ. Đến 9 – 10 giờ trưa hôm sau, sử dụng Zeolite liều 40 – 50 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 80 – 100 kg/1.000 m3 nước. Ban ngày, nên dùng vôi CaCO3 hạn chế dùng vôi nóng CaO, chỉ dùng vôi nóng vào ban đêm, hạn chế pH tăng đột ngột, gây sốc tôm. Việc cấy lại vi sinh EM, nếu tảo đẹp, màu trà, tảo non, nên cấy vi sinh vào ban ngày, nếu tảo già, nước đậm nên cấy vi sinh vào ban đêm. Duy trì màu tảo khuê, màu trà, bằng Zeolite liều 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 20 kg/1.000 m3 nước, đánh vào ban ngày, thời điểm 9 – 10 giờ trưa, sau đó bổ xung vi sinh EM (ban ngày). Nếu tảo phát triển đậm, vào ban đêm, dùng vôi nóng CaO, liều 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp CaCO3 liều 40 kg/1.000 m3 nước, sau đó cấy vi sinh EM (ban đêm).  

Ngoài ra, có thể cắt tảo bằng vi sinh, tuy nhiên cần cân đối giá thành, chọn loại vi sinh với thành phần phù hợp cho mục đích sử dụng. Mặt khác, việc dùng vi sinh cắt tảo cần hỗ trợ dinh dưỡng để vi sinh tăng sinh khối phát triển số lượng, cũng như tạo môi trường có đủ oxy, ánh sáng, nhiệt độ…theo yêu cầu từng loại vi sinh cụ thể. Một số hoá chất cũng có thể dùng cắt tảo trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như BKC, H2O2, Formol…

Tuy nhiên, cần thận trọng, tính toán liều lượng hợp lý theo tình trạng sức khoẻ, trọng lượng tôm, thời gian nuôi,… và lựa chọn phương pháp ưu việt, giải quyết triệt để nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tôm trong ao. 

Đăng ngày 02/01/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:58 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:58 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 11:58 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 11:58 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:58 22/01/2025
Some text some message..