Danh sách này được đăng tải trên website của FSIS http://www.fsis.usda.gov/wps/wcm/connect/eb3720e3-221c-4928-a018 028df5cc28b5/Vietnam_establishments.pdf?MOD=AJPERES
Theo ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Nafiqad: Mặc dù ngày 8-9-2016, Nafiqad đã có công văn số 1884/QLCL-CL1 đề nghị FSIS điều chỉnh quy định “Trong thời gian chuyển tiếp, toàn bộ các cơ sở tham gia hoạt động sơ chế, chế biến tạo thành phẩm cuối cùng đều phải có tên trong danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ” thành quy định “chỉ bắt buộc các cơ sở có thực hiện công đoạn sản xuất cuối cùng trước khi xuất khẩu phải có tên trong danh sách của FSIS, các doanh nghiệp sơ chế, cung cấp bán thành phẩm phải được Nafiqad kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm”, tuy nhiên, FSIS đã có văn bản khẳng định chính thức sẽ không điều chỉnh quy định nêu trên.
Cập nhật đến đầu tháng 6-2016, Việt Nam có 57 cơ sở được phép xuất khẩu cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ.
Trước đó, theo Đạo Luật Farm Bill 2014 Hoa Kỳ, từ tháng 3-2016, cá da trơn thuộc bộ Siluriformes dù nuôi nội địa hay nhập khẩu đều sẽ chuyển việc kiểm soát từ FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ) sang FSIS. Như vậy, cá tra (kể cá ba sa) Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ những yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt, mà theo FSIS, chỉ được nhập khẩu vào nếu chứng minh có sự tương đồng về nuôi tại Việt Nam với việc nuôi tại Hoa Kỳ.
Thời gian hiệu lực của đạo luật này là từ tháng 3-2016. Thời gian chuyển tiếp là 18 tháng (1-3-2016 đến 31-8-2017) nên đến tháng 9-2017 mới chính thức áp dụng triệt để các quy định của FSIS.