Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
Pin làm từ vỏ cua thân thiện với môi trường và có thể tái chế dài hạn. Ảnh: ttvn.toquoc.vn

Các nhà khoa học tại Trung tâm Đổi mới Vật liệu của Đại học Maryland (Mỹ) đã nghiên cứu phát triển loại pin làm từ vỏ cua có thể tái chế tối thiểu ít nhất 1.000 lần.

Hiện nay, xe điện hoạt động dựa vào năng lượng pin, không gây ô nhiễm quá mức đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nhưng việc sản xuất và tiêu thụ pin cho xe điện lại làm tăng khả năng xảy ra các vấn đề môi trường. Các chất phân tách polypropylene và polycarbonate được sử dụng rộng rãi trong pin lithium – ion cần rất nhiều thời gian để phân hủy, có thể là hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Điều này gây thêm gánh nặng cho môi trường.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Theo nguyên lý cơ bản, pin tạo ra nguồn điện bằng cách sử dụng chất điện phân để xáo trộn các ion, hay các hạt tích điện qua lại giữa cực âm và cực dương. Chất điện phân trong nhiều loại pin hiện này là hóa chất dễ cháy và rất khó phân hủy sinh học.

Với loại pin mới, chất điện phân sử dụng ở dạng gel, được tìm thấy trong vật liệu sinh học dễ phân hủy có tên chitosan. Đây là sản phẩm phái sinh của chitin thường có trong tế bào của nấm, vỏ của động vật giáp xác như đuôi tôm, vỏ tôm hùm và vỏ cua.

Theo một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Nature, có khoảng 6-8 triệu tấn vỏ cua, tôm và tôm hùm bị thải loại trên thế giới mỗi năm tạo ra lượng chất thải thực phẩm lớn gây ô nhiễm môi trường.

Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, chitosan được sử dụng trong nguyên mẫu pin của họ gần như phân hủy hoàn toàn trong 5 tháng. Kim loại kẽm còn lại có thể được tái chế.

Loại pin làm từ vỏ cua có hiệu suất năng lượng đạt tới 99,7% sau 1.000 chu kỳ sạc.

Chitosan hiện được sử dụng làm chất điện phân trong pin có thể giúp phân hủy sinh học 2/3 thành phần của pin. Nhưng các nhà khoa học hy vọng có thể giải quyết được 1/3 thành phần còn lại để tất cả các thành phần trong pin đều có thể phân hủy sinh học.

Chuyên trang Trí Thức Trẻ
Đăng ngày 12/01/2023
Đông Phong
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Bảo vệ nguồn nước để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững

Để nuôi biển thành công thì cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố môi trường, do vậy để nuôi biển bền vững môi trường nước cần được bảo vệ.

Tôm hùm
• 10:16 07/01/2023

PHMB chống lại bệnh trong suốt trên tôm giống

Kể từ tháng 10 năm 2019, dịch bệnh hậu ấu trùng Penaeus có tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trại giống tại địa phương ở Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng hậu ấu trùng 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), có báo cáo trên hậu ấu trùng giai đoạn PL4-PL7 của tôm thẻ chân trắng.

Tôm giống
• 09:00 29/11/2023

Monoglyceride kích thích miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí sciencedirect cho thấy vai trò quan trọng của monoglyceride đến khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ
• 14:18 22/11/2023

Quản lý nghề cá: Công nghệ AI làm nên sự khác biệt

Trí tuệ nhân tạo hay AI là một lĩnh vực rất được quan tâm trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sự xuất hiện của AI đã giải quyết được vô số nhu cầu của loài người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trí tuệ nhân tạo AI
• 10:22 21/11/2023

Chiết xuất quả nhàu kích thích miễn dịch và tăng trưởng trên tôm thẻ

Một nghiên cứu mới đây của Phan Thị Cẩm Tú và cộng sự 2023 đã cho thấy lợi ích khi bổ sung chiết xuất trái nhàu đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Trái nhàu
• 11:56 16/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 09:11 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 09:11 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 09:11 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 09:11 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 09:11 02/12/2023