Xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm tôm nuôi

Sau hơn 1 năm triển khai bảo hiểm con tôm (BHCT), Sóc Trăng đã bồi thường cho người bị thiệt hại trên 213 tỷ đồng (cao gấp 3 lần doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực này). Tuy nhiên, dư luận tại địa phương đang đặt nhiều nghi vấn về tình trạng trục lợi của một số hộ nuôi tôm ở đây, như: việc thả ít báo nhiều, kéo dài thời gian khai báo thiệt hại để hưởng chênh lệch...

Một số người nuôi tôm ở Sóc Trăng cố tình khai man để trục lợi tiền bảo hiểm.
Một số người nuôi tôm ở Sóc Trăng cố tình khai man để trục lợi tiền bảo hiểm.

Chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan Công an đang xác minh, thẩm tra hơn 100 hồ sơ có dấu hiệu bất thường.

Mới đây, Đảng bộ xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã tiến hành kỷ luật đảng viên vi phạm về quy định thí điểm bảo hiểm nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo Quyết định 315 của Thủ tướng

Chính phủ. Theo đó, xã Ngọc Tố có 2.100ha nuôi tôm, chủ yếu là nuôi tôm sú theo phương thức thâm canh, quảng canh cải tiến và có hơn 135ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Nuôi tôm là nguồn thu nhập chính của phần lớn các hộ dân ở đây.

Vụ nuôi năm 2012, có trên 1.000ha nuôi thâm canh và 206ha nuôi quảng canh cải tiến bị mất trắng. Được triển khai thí điểm BHCT sú, tôm thẻ chân trắng, xã Ngọc Tố tuyên truyền vận động hộ nuôi tôm tham gia. Theo đề án thí điểm này hộ nghèo được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm, lãnh đạo xã chỉ đạo các ấp lập danh sách đúng quy trình và lưu ý cán bộ đảng viên ở 18 chi bộ trực thuộc khi thực thi chính sách phải công khai minh bạch, tránh gây thắc mắc, so bì trong dân. Qua khâu thẩm định của Công ty Bảo Việt Sóc Trăng, Ngọc Tố có 199 hộ nghèo với diện tích đất là 91ha được hỗ trợ toàn bộ phí bảo hiểm và đã chi trả đợt đầu cho 36 hộ.

Ông Hồ Văn Thu, Bí thư Chi bộ ấp Nguyễn Văn Mận có 1ha nuôi tôm sú bị mất trắng, do nằm trong danh sách hộ nghèo, nên ông được miễn toàn bộ phí bảo hiểm và đã được nhận tiền hỗ trợ. Nhưng theo khiếu nại của bà con trong ấp thì ông Thu đã khai tăng ngày tuổi tôm bị thiệt hại để hưởng mức bồi thường cao hơn.

Ông Võ Thành Quân, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Tố xác nhận: Phản ảnh của người dân là chính xác vì sau khi nhận đơn khiếu nại của bà con, Thường trực Đảng ủy mời ông Thu đối chất thì ông đã nhận sai phạm của mình. Lúc tôm bị thiệt hại là 55 ngày, nhưng ông đã khai báo là 73 ngày, chênh lệch 23 ngày để được hưởng thêm tiền hỗ trợ. Tuy số tiền khai man tăng thêm chỉ hơn 4 triệu đồng, nhưng vi phạm Điều lệ Đảng, làm giảm lòng tin của dân đối với tổ chức đảng ở cơ sở.

“Ông Thu thừa nhận sai phạm của mình. Đảng ủy xã xem xét bỏ phiếu cách chức Bí thư Chi bộ vì vi phạm những điều đảng viên không được làm và không thực hiện tốt cuộc vận động học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh. Kỷ luật ông Thu cũng mang tính răn đe đảng viên trong Đảng bộ không được sai phạm” – ông Võ Thành Quân, cho biết.

Ông Nguyễn Văn Nhất, ngụ xã Liêu Tú, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho biết: “Người nuôi tôm chúng tôi không được hướng dẫn về nguyên tắc bảo hiểm. Nuôi tôm càng lớn, bảo hiểm càng nhiều. Đây là một kẽ hở để lợi dụng lấy tiền bảo hiểm”. Theo lãnh đạo Bảo Việt Sóc Trăng, hiện nay BCĐ bảo hiểm nông nghiệp tăng cường nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này, như: thành lập tổ kiểm tra, giám sát; công khai các thủ tục cần thiết khi có yêu cầu bồi thường để hạn chế tiêu cực…

Những gì đang diễn ra tại Sóc Trăng, có thể nói tình trạng người nuôi tôm muốn được hưởng nhiều lợi ích mà vi phạm hợp đồng bảo hiểm đã manh nha xuất hiện. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của chương trình. Do đó, chỉnh sửa, hoàn thiện quy tắc bảo hiểm, ban hành các hình thức chế tài nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm là việc cần làm hiện nay.

CAND
Đăng ngày 23/04/2013
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 04:08 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 04:08 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:08 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 04:08 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 04:08 09/11/2024
Some text some message..