Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khởi sắc tại Mexico

Năm 2018, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mexico sụt giảm liên tục so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này lại khởi sắc.

Cá ngừ.
Cá ngừ.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mexico giảm trong tháng đầu năm, nhưng sau đó lại tăng trưởng liên tục. Tính đến hết tháng 9/2019, giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 12 triệu USD.

Hiện tại Việt Nam và Mexico đều đang tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với việc tham gia hiệp định này, các sản phẩm loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico, sẽ được giảm thuế theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ sở 20% xuống còn 0%. Như vậy, năm 2019, năm đầu tiên mà hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam, mức thuế áp các sản phẩm loin cá ngừ đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm xuống còn 13%, năm 2020 sẽ giảm xuống còn 6,6% và từ ngày 01/01/2021 thuế suất sẽ về 0%.


Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico qua các năm.

Cũng chính vì thế, các sản phẩm loin cá ngừ đông lạnh tại Việt nam đang có lợi thế hơn so với các nước khác như Indonesia, Trung Quốc hay Philippines, đang bị áp thuế 15%. Việt Nam hiện vẫn đang là nguồn cung lớn nhất loin cá ngừ đông lạnh cho thị trường này.

Mexico là nước có đội tàu khai thác lớn trên thế giới. Sản lượng khai thác cá ngừ thương mại của nước này đã đạt mức cao nhất 166 nghìn tấn vào năm 1997. Tuy nhiên, sau đó, do nguồn lợi khai thác sụt giảm, cộng với việc áp dụng các lệnh cấm khai thác tại các ngư trường nên sản lượng khai thác cá ngừ của nước này ngày càng sụt giảm. Chính vì thế mà Mexico đang có xu hướng tăng cường nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu để phục vụ ngành chế biến cá ngừ đóng hộp trong nước.

Hiện Mexico tiêu thụ phần lớn sản lượng cá ngừ đánh bắt được ngay tại trong nước. Chỉ có một khối lượng khá hạn chế cá ngừ đóng hộp và đông lạnh được xuất khẩu.

Các công ty sản xuất cá ngừ đóng hộp tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc Mexico. Ensenada là cảng có cơ sở hạ tầng qui mô nhất của Mexico, tiếp nhận phần lớn đội tàu khai thác cá ngừ của nước này, đồng thời là nơi đặt một số nhà máy sản xuất đồ hộp, kho lạnh và trại nuôi cá ngừ vây xanh để xuất khẩu sang Nhật. Các cơ sở sản xuất đồ hộp cá ngừ khác tập trung thành cụm ở các bang Bajia California, Sonora và Sinaloa. Các trung tâm chế biến cá ngừ quan trọng khác là San Caclốt, La Paz và Mazatlán, trong đó Mazatlán là nơi có một trong các nhà máy chế biến và kho lạnh lớn nhất Mexico. Sản lượng cá ngừ đóng hộp của Mexico có thời điểm đã lên 71.800 tấn/năm. Hiện nước này có khoảng 40 nhà máy sản xuất đồ hộp cá ngừ đang hoạt động, với công suất chế biến lắp đặt là 71.000 tấn/năm. Công ty Pescados Industrializados (PINSA) là công ty cá ngừ hàng đầu ở Mexico, cung cấp 50% tổng sản lượng cá ngừ đóng hộp trên thị trường Mexico.

VASEP
Đăng ngày 13/11/2019
Nguyễn Hà
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 11:00 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 11:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 11:00 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 11:00 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 11:00 27/01/2025
Some text some message..