Xuất khẩu cá tra: Kỳ vọng bứt phá

5 tháng đầu năm, xuất khẩu (XK) cá tra đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, nhiều thị trường lớn đều có mức tăng trưởng khả quan là tín hiệu tốt cho hoạt động XK mặt hàng thủy sản chủ lực này. Một trong những giải pháp đẩy mạnh XK cá tra bền vững trong thời gian tới là đưa cá lên sàn giao dịch.

chế biến cá tra
Cuối tháng 7/2016 sàn giao dịch thương mại điện tử cho ngành hàng cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ được Hiệp hội Cá tra Việt Nam đưa vào hoạt động. (Ảnh Internet)

Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến hết tháng 5/2016, tổng giá trị XK cá tra đạt 650,3 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn của cá tra Việt nam như Mỹ, Trung Quốc - Hồng Kông, Brazil đều có mức tăng kim ngạch khả quan. Cụ thể, XK cá tra sang Mỹ 5 tháng đầu năm đạt 152 triệu USD, chiếm 23,4% tổng XK và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị XK sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt 94,9 triệu USD, tăng 72,7%; sang Brazil đạt 32,8 triệu USD, tăng 118,3% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng thị trường EU, mặc dù mức tiêu thụ cá tra giảm, tuy nhiên tại một số nước trong khối thì giá trị XK lại tăng nhẹ. VASEP cho hay, đến hết tháng 5/2016, giá trị XK cá tra Việt Nam sang EU đạt 109,3 triệu USD, giảm 8,1%. Trong đó, 4 thị trường giá trị XK đơn lẻ lớn nhất là: Anh giảm 3,4%; Tây Ban Nha tăng 1,9%; Hà Lan giảm 20,8% và Đức tăng 1,8%.

Dự báo những tháng cuối năm, kim ngạch XK cá tra vẫn có nhiều tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp cho rằng, thị phần cá tra Việt Nam tại Mỹ còn rộng, nhu cầu nhập khẩu vẫn ổn định, giá tốt. Dự báo trong quý tới, XK cá tra sang Mỹ sẽ tăng từ 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Đối với thị trường Brazil, dự báo của VASEP cũng cho rằng, giá trị XK cá tra sang đây sẽ tăng và triển vọng có thể tươi sáng hơn.

Một tin vui cho các doanh nghiệp XK và người nuôi cá tra là từ cuối tháng 7 này, sàn giao dịch thương mại điện tử cho ngành hàng cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ được Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) đưa vào hoạt động. Việc đưa cá tra “lên sàn” không chỉ giúp các doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng tại  1.104 ao nuôi với tổng diện tích 12,30 triệu m2 trong khu vực mà còn giúp 50 doanh nghiệp thuộc VN Pangasius tìm kiếm đối tác, bạn hàng; cập nhật các thông tin thị trường, giá thức ăn chăn nuôi để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một tổ chức của Thụy Sĩ vừa tài trợ cho Hiệp hội VN Pangasius xây dựng 2 website: www.mekongfishmarket.com  và www.pangasiusmap.com.  Hai trang web này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin của khoảng 50 hội viên là những doanh nghiệp XK và nuôi cá tra cùng các thông tin về sản phẩm XK. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo thêm lực đẩy và nâng cao vị thế của ngành cá tra Việt Nam.

Báo Công Thương, 09/07/2016
Đăng ngày 13/07/2016
Thùy Linh
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 07:35 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 07:35 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 07:35 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 07:35 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 07:35 26/04/2024