Xuất khẩu nông lâm thủy sản nhắm mục tiêu tăng 20%

Năm 2016, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt hơn 32 tỉ đô la Mỹ và đến năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu giá trị thu về của khối ngành hàng này sẽ tăng bình quân 20% so với hiện nay, tương đương khoảng 38,4 tỉ đô la Mỹ.

cảng cá
Ngư dân đang làm việc tại một cảng cá. Ảnh minh họa: NH

Mục tiêu trên là một phần của Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1137/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án này.

Theo số thống kê các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam trong quyết định trên, ngoài các mặt hàng nông sản, thủy sản, còn có thêm sản phẩm của các ngành thâm dụng lao động như dệt may, đồ gỗ, nhựa, da giày... Các ngành này có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước.

Những sản phẩm sử dụng công nghệ lắp ráp, sản xuất cao như điện thoại, máy tính, máy ảnh và các máy móc thiết bị khác cũng nằm trong danh mục những mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu trong Quyết định 1137. Nhưng nhóm ngành hàng này phụ thuộc nhiều đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam.

Vì thế, có thể hiểu rằng, Đề án nâng cao năng lực canh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam thực sự thu được ngoại tệ nhiều nhất trong những năm tới vẫn nhờ vào khối ngành hàng nông nghiệp và sử dụng lao động nhiều như thủy sản, dệt may, da giày...

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng giá trị xuất khẩu khối ngành hàng nông sản trong năm 2016 là hơn 32 tỉ đô la Mỹ, tăng 5,4% so với năm 2015. Như vậy, nếu căn cứ theo mục tiêu đặt ra trong Quyết định 1137 nói trên, đến năm 2020, giá trị các mặt hàng nông lâm thủy sản vào khoảng 38,4 tỉ đô la Mỹ.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra ở khía cạnh nào đó là động lực để Việt Nam có những chiến lược tiếp thị, xúc tiến thương mại phù hợp cho các mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung và các mặt hàng xuất khẩu khác nói riêng.

Theo ông Hòe, với mục tiêu đến năm 2020, giá xuất khẩu thu về tăng 20% so với hiện nay, đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản nhiều khả năng sẽ đạt được.

“Với mức tăng trưởng như năm nay, thì đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ mang về 10 tỉ đô la Mỹ là không quá khó khăn, nhưng với điều kiện là các doanh nghiệp tập trung vào những mặt hàng giá trị gia tăng để bán vào những thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ”, ông Hòe nói.

Trong 7 tháng đầu năm 2017, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,5% so với cùng kỳ. VASEP dự báo giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong năm 2017 sẽ đạt 8 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài việc đặt ra những con số về ngoại tệ mà các ngành hàng sẽ mang về trong những năm tới thì Quyết định 1137 cũng được xem là một cách để Chính phủ định hình cho các bộ ngành phải hướng các ngành nghề có liên quan đi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô.

Để đạt mục tiêu đặt ra, các bộ ngành sẽ phải có những chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, làm việc với các bên liên quan để tháo gỡ các rào cản kỹ thuật vốn được dựng lên ngày càng nhiều ở những nước mà Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là cho khối ngành hàng nông sản.

Các giải pháp khác để thực hiện đề án trên là tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, đối với nông sản, chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

Việc chuyển đổi phương thức xuất khẩu cũng sẽ được đẩy mạnh, từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp. Bên cạnh đó, các giải pháp cũng sẽ tập trung vào chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu; mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp.

Chính phủ cũng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu; đào tạo nguồn nhân lực...

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 07/08/2017
Đăng ngày 08/08/2017
Tự Phong
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 13:29 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 13:29 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 13:29 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:29 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 13:29 25/11/2024
Some text some message..