Xuất khẩu thủy sản “khởi sắc” trong tháng 7 với mức tăng 14%

Xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng 14% so với cùng kỳ năm trước, đạt con số 885 triệu USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 tháng gần đây.

Chế biến tôm
Tín hiệu vui từ xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2024. Ảnh: camau.gov.vn

Tin vui ngành xuất khẩu thủy sản tháng 7

Trong tháng 7/2024, xuất khẩu (XK) tất cả các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đều có sự tăng trưởng khởi sắc. Cụ thể, xuất khẩu tôm tăng 11%, mức tăng trưởng cao nhất trong 7 tháng đầu năm. 

Trong đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ chốt như Trung Quốc và EU tăng mạnh lần lượt 24% và 32%. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 9% và sang Nhật Bản tăng 4%, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 21%.

Tính đến cuối tháng 7/2024, lũy kế xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng được ghi nhận đạt 1.45 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Đặc biệt, xuất khẩu tôm hùm tăng gần gấp 3 lần, đạt 145 triệu USD.

Sự tăng trưởng này phản ánh sự phục hồi và tiềm năng lớn của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm, trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động.

Một số mặt hàng xuất khẩu phổ biến

Trong tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 23%, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Xuất khẩu cá tra sang tất cả các thị trường chính đều tăng trưởng từ 20 - 40%, trừ thị trường EU chỉ tăng nhẹ 5%. 

- Lũy kế 7 tháng đầu năm, XK mặt hàng cá tra đã đạt gần 1.09 tỷ USD, tăng 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn dẫn đầu là thị trường chính, với giá trị xuất khẩu đạt 317 triệu USD, giảm 2.3% so với năm 2023. 

- Thị trường Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ cá tra cỡ lớn >1,2 kg/con dạng nguyên con hoặc sản phẩm phile, đồng thời là điểm đến quan trọng cho bong bóng cá tra, với xuất khẩu bong bóng cá tra đạt khoảng 50 triệu USD, trong đó 40 triệu USD xuất sang Trung Quốc.

Chế biến thủy sảnXuất khẩu cá tra đạt 1.09 tỷ USD. Ảnh: tapchicongthuong.vn

Xuất khẩu cá ngừ trong tháng 7 tăng chậm lại, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 555 triệu USD, tăng 21%. Tuy nhiên, nghị định 37/2024, có hiệu lực từ 19/5/2024, yêu cầu cá ngừ vằn khai thác phải đạt kích cỡ tối thiểu 0.5 mét đã gây khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ. 

Nhiều doanh nghiệp đã ngừng thu mua nguyên liệu cá vằn do không đáp ứng kích cỡ quy định, và các cảng cá cũng ngừng xác nhận nguyên liệu cho các lô hàng.  VASEP đã kiến nghị sửa đổi Nghị định 37 và yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định IUU trong thời gian chờ sửa đổi.

Các sản phẩm thủy sản khác như mực, bạch tuộc và các loại cá biển cũng đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu để xuất khẩu, với xuất khẩu các loại cá biển khác giảm hơn 4% trong 7 tháng đầu năm, và xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt khoảng 351 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Các thị trường chính có sự hồi phục nhu cầu rõ rệt bao gồm:

- Trung Quốc & Hồng Kông: Tăng 30%

- Mỹ: Tăng 14%

- Nhật Bản: Tăng 11%

- EU: Tăng 14%

Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường này ghi nhận:

- Mỹ và Trung Quốc – Hồng Kông: Đều tăng 10% và chiếm gần 18% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt trên 930 triệu USD.

- EU: Tăng 10%, đạt trên 600 triệu USD.

- Hàn Quốc: Tăng nhẹ 1%, đạt 426 triệu USD.

Trong nửa cuối năm, Mỹ và EU dự kiến sẽ là các thị trường kỳ vọng cho phân khúc sản phẩm đông lạnh nhờ vào sự hồi phục kinh tế và các yếu tố tích cực khác như giảm lạm phát và lãi suất. Ngược lại, xuất khẩu hàng đông lạnh sang Trung Quốc vẫn chưa đột phá với giá thấp, nhưng Trung Quốc tiếp tục là điểm đến chính cho các sản phẩm thủy sản tươi sống như tôm hùm, cua, ngao, ốc.

Đăng ngày 07/08/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế
Bình luận
avatar

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 14:02 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 06:05 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 06:05 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 06:05 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 06:05 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 06:05 13/09/2024
Some text some message..