Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trở lại "lợi hại hơn xưa"

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng khi nước này vẫn đang duy trì "Zero Covid" đã góp phần không nhỏ vào thành công của ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trở lại. Ảnh: cdn.vietnambiz.vn
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trở lại. Ảnh: cdn.vietnambiz.vn

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất và là thị trường “tỷ đô” của thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử năm 2019 với trên 1,2 tỷ USD, qua đó đưa thủy sản vào top 3 mặt hàng có giá trị lớn nhất trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm và xuống dưới mức 1 tỷ USD vào năm 2021. Thủy sản cũng rời khỏi top 3 những mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang thị trường này.

Cá tra xuất khẩuTrung Quốc đang là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. Ảnh: eurofishmagazine.com

Tuy nhiên, từ đầu 2022 đến nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng trở lại và  thậm chí "lợi hại hơn xưa". Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2021. Với số liệu nói trên, chỉ mất 10 tháng năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã lập kỷ lục mới về giá trị trong một năm, vượt qua kỷ lục cũ được thiết lập năm 2019.

Vì sao xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh nước này đang duy trì chính sách “Zero Covid”? Trước hết, chính sách “Zero Covid” tuy gây khó khăn ít nhiều cho thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc nhưng cũng khiến cho sản xuất thủy sản nội địa của nước này bị ảnh hưởng lớn, nên thị trường tỷ dân luôn trong tình trạng thiếu hụt thủy sản nguyên liệu để phục vụ nhu cầu nội địa và chế biến xuất khẩu.

Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng rất mạnh trong năm nay. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), 9 tháng đầu năm, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ 2021.

Xuất khẩu tômTrung Quốc đang là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất nhì thế giới. Ảnh: Thanh Sơn.

Trong số những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu mạnh nhất và vượt xa mức tăng trưởng của các thị trường khác.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cũng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng nhập khẩu thủy sản vào Mỹ là 17,3%, Nhật Bản là 11,4% và Hàn Quốc là 20,8%, đều thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.

Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định, xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc vẫn được duy trì trong quý 3/2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản nhập khẩu chính vào Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay. 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 3,77 tỷ USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 8, Trung Quốc đã chi 680 triệu USD để nhập khẩu tôm, kỷ lục mới về nhập khẩu trong một tháng.

Nhờ Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mà tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng rất mạnh. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 198 triệu USD, tăng 98,5% so với cùng kỳ 2021, tức là tăng gấp gần 2 lần.

TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimexvn nhận định, lượng nhập khẩu tôm của Trung Quốc (khoảng 900.000 tấn) tuy chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ (gần 1 triệu tấn), nhưng trên thực tế, Trung Quốc có thể đang là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới do sản lượng tôm nội địa của nước này cũng lớn trong khi sản lượng tôm nội địa của Mỹ không nhiều.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều tôm trên thị trường nội địa và lượng tôm đưa vào chế biến xuất khẩu cũng rất lớn. Do đó, ngành tôm Việt Nam cần xác định rõ ràng về thị trường này để có định hướng đúng đắn về thị trường rất lớn này.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 17/11/2022
Thanh Sơn
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 00:00 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 00:00 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 00:00 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 00:00 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 00:00 22/11/2024
Some text some message..