Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 7 tỷ USD

Khác với tình trạng ảm đạm trong năm 2015, xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm đã có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Với đà hiện tại, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm nay hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 7 tỷ USD đề ra.

chế biến tôm
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới nửa cuối năm khá khả quan​​​. (Ảnh: Trần Việt)

Xuất khẩu tăng 3,8%

Theo Bộ NN&PTNT, tính tới hết tháng 6, xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chiếm 52,81% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 5 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Hoa Kỳ (10,9%), Trung Quốc (trên 49%), Thái Lan (gần 10%) và Anh (trên 8,8%).

Đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, kết quả nêu trên chưa phải thực sự khả quan bởi thống kê chỉ dựa trên doanh số xuất khẩu mà không đưa ra con số so sánh cụ thể về số lượng hàng xuất khẩu. Nửa đầu năm 2015, đơn giá xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản còn thấp dẫn tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung thấp.

Do vậy, khi so sánh kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm nay thấy cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, kết quả xuất khẩu thủy sản đạt được trong 6 tháng qua cũng thể hiện được xuất khẩu đã giữ được tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức.

Đi sâu phân tích hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực là cá tra và tôm, Bộ NN&PTNT nhận định: Trong nửa đầu năm, thị trường hai mặt hàng có sự biến động mạnh. Tính đến thời điểm hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm trở lại xung quanh mức giá thấp tại tháng 2 sau khi tăng giá và giữ ở mức cao trong 2 tháng gần đây (tháng 4 và nửa đầu tháng 5).

Với xu hướng này, trong ngắn hạn, thị  trường cá tra nguyên liệu sẽ vẫn khá trầm lắng khi chưa có dấu hiệu khởi sắc từ các đơn hàng ký mới xuất đi các thị trường chính như Mỹ, EU…

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu nhìn chung có xu hướng ổn định ở mức cao trong 6 tháng qua, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến việc thả nuôi của nông dân.

Khả quan mục tiêu 7 tỷ USD

Phân tích về những nguyên nhân giúp cho xuất khẩu thủy sản giữ được tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm, theo ông Trương Đình Hòe, quan trọng nhất là nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường vẫn có xu hướng tăng lên. Các doanh nghiệp đã giữ được bạn hàng để các đối tác tiếp tục mua thủy sản, đồng thời cũng chấp nhận chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp.

“Hiện nay, thủy sản Việt Nam đã thâm nhập được khá nhiều thị trường trên thế giới. Do vậy, xuất khẩu thủy sản không bị chi phối quá lớn bởi một vài thị trường hay một nhóm thị trường nào đó. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng khá chủ động gỡ khó cho mình khi linh động thay đổi, khó khăn xuất khẩu tại thị trường này thì tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường khác”, ông Hòe nói.

Cũng theo ông Hòe, việc Việt Nam tích cực thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại (FTA) cũng là một trong các yếu tố tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu thủy sản, điển hình như FTA Việt Nam-Hàn Quốc. Việc ký kết các FTA cùng với nhiều điều chỉnh chính sách của Nhà nước cũng khiến cho các doanh nghiệp tin tưởng, tạo tâm lý ổn định hơn để yên tâm đầu tư thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong tương lai.

“Với khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ vẫn khả quan, dự báo trong năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ đạt mục tiêu 7 tỷ USD đề ra. Tuy nhiên, cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản trên thị trường thế giới khá quyết liệt, nhiều nước khác cũng đang tập trung thúc đẩy xuất khẩu. Bởi vậy, các doanh nghiệp luôn phải giữ tâm thế sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đặt ra”, ông Hòe nhấn mạnh.

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.584 ngàn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất cá tra nửa đầu năm chưa có dấu hiệu phục hồi. Diện tích cá tra 6 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL ước đạt 3.757 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 526.683 tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước.

Về tôm, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ của các tỉnh vùng  ĐBSCL 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước, dẫn  đến  thiếu  hụt  nguồn  cung  tôm  nguyên  liệu  phục  vụ  xuất khẩu, giá  tôm nguyên liệu tăng. Nhiều nhà máy chế biến chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất. Trước  tình  hình  đó, nhiều hộ nuôi tích cực cải  tạo ao đầm để thả tiếp hoặc thả bù những diện tích nuôi tôm đã bị thiệt hại. Trong hai tháng trở lại đây, diện tích nuôi tôm sú có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Báo Hải Quan, 10/07/2016
Đăng ngày 11/07/2016
Thanh Nguyễn
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:27 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:27 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:27 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:27 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:27 26/11/2024
Some text some message..