Xuất khẩu triệu đô từ cá cảnh

Trong điều kiện đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhiều nông dân tại TP HCM đã chuyển sang nuôi cá cảnh. Không chỉ phục vụ thị trường chơi cá cảnh trong nước mà cá cảnh của TP HCM còn được xuất khẩu, thu về hàng chục triệu đô la Mỹ.

Xuất khẩu triệu đô từ cá cảnh
Mô hình nuôi cá cảnh của gia đình anh Nguyễn Tấn Phong ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh

Bình Chánh cùng với Củ Chi được quy hoạch là 2 vùng trọng điểm nuôi cá cảnh của TP HCM. Bên cạnh lợi ích kinh tế, nhiều nông dân theo nghề cá cảnh còn bởi phù hợp với điều kiện của gia đình, sức lao động khi nghề này không đòi hỏi quá nhiều thời gian, sự vất vả như trồng lúa hay nuôi trồng các cây con khác. Hiện các hộ nuôi cá cảnh ở Bình Chánh chủ yếu nuôi 3 loại cá là cá chép Nhật (cá Koi), cá 3 đuôi, cá Nam Dương, vì phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu cao từ thị trường.

Tuy nhiên, để sống được với nghề nuôi cá cảnh không phải dễ. Ngoài những nỗi lo về thời tiết, nguồn nước, dịch bệnh, người nuôi còn phải đảm bảo quy trình kỹ thuật. Chưa kể, để phát triển nghề, vấn đề con giống, đặc biệt là những loại cá cao cấp, đang được đặt ra. Cùng với đó còn là việc đảm bảo đầu ra, tổ chức sản xuất theo quy hoạch, tránh phát triển thiếu kiểm soát.

Năm 2017, TPHCM đã sản xuất được 155 triệu con cá cảnh. Trong đó xuất khẩu 18,2 triệu con, đạt 20 triệu USD, với châu Âu là thị trường chủ lực (chiếm trên 50% sản lượng xuất khẩu), cùng nhiều nước ASEAN, Trung Đông, châu Mỹ. TP đặt mục tiêu sản xuất 180 triệu con cá cảnh vào năm 2020, xuất khẩu 50 triệu con, đạt 50 triệu USD. Đây là hướng đi bền vững cho ngành cá cảnh, trong đó rất cần sự dẫn dắt về mặt thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, tham gia hỗ trợ, đồng hành cùng người nuôi.

Không chỉ là nghề chơi, cá cảnh đã trở thành sản phẩm tiêu biểu của nền nông nghiệp đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Theo đánh giá, TP HCM còn nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá cảnh, khi nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đang tăng lên từng năm. Do vậy, nghề này cần được đầu tư hợp lý để phát huy hết tiềm năng, góp phần chuyển dịch hiệu quả cơ cấu nông nghiệp đô thị của TP HCM

TTXVN
Đăng ngày 04/04/2018
Báo Tin tức
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 09:00 22/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 17:44 23/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 17:44 23/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 17:44 23/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:44 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 23/03/2025
Some text some message..