Ý tưởng độc đáo: Biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học

Từ những chất thải thủy sản “vứt đi”, gây ô nhiễm môi trường, nhóm sinh viên trường đại học Trà Vinh đã tận dụng tái chế để cho ra sản phẩm nhựa sinh học.

Tái chế vỏ tôm
Bạn Nguyễn Phương Khánh với vỏ tôm nguyên liệu để sản xuất nhựa. Ảnh: tienphong.vn

Tận dụng “đồ bỏ”

Trưởng nhóm Nguyễn Phương Khánh (22 tuổi), sinh viên năm 4, ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, trường Đại học Trà Vinh quê ở xã Long Vĩnh (Duyên Hải, Trà Vinh), vùng chủ yếu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt, là nuôi tôm, riêng gia đình Khánh nuôi 6 ha. Ở ĐBSCL nói chung và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh. Hàng năm, lượng lớn vỏ tôm, vỏ cua thải ra chưa được tận dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

“Chứng kiến cảnh vỏ tôm do người dân vớt từ đáy ao lên bờ gây ô nhiễm môi trường, từ năm 2018, tôi đã có ý tưởng tận dụng vỏ tôm, cua đó để tạo ra sản phẩm nhựa sinh học, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường”, Khánh chia sẻ.

Thu gom vỏ tômKhánh tận dụng những vỏ tôm để làm ra những sản phẩm nhựa sinh học bảo vệ môi trường. Ảnh: tvu.edu.vn

Phương Khánh đã lập nhóm bạn gồm 4 thành viên cùng chung ý tưởng tận dụng những thứ phế phẩm thủy sản để tạo ra nhựa sinh học dùng thay thế nhựa thông thường, giúp hạn chế rác thải nhựa, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Theo lời Khánh, người nông dân nuôi tôm sau thời gian nuôi 1,5 tháng thì cứ khoảng nửa tháng lại phải vớt lên bờ tạp chất như vỏ tôm lột ở dưới đáy để vệ sinh ao. “Chất thải chất đống, ruồi nhặng bu, gây ô nhiễm môi trường. Còn nếu tận dụng ủ làm phân thì ít nhất cũng phải mất 1,5 tháng mới phân hủy hết. Chưa kể, trong thời gian phân hủy sẽ phát ra mùi hôi thối khó chịu quanh khu vực ủ. Vì thế, nhóm chúng tôi thu gom các loại chất thải này về tái chế thành nhựa sinh học vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường, vừa mang lại giá trị kinh tế cao”, Khánh nói.

Bảo vệ môi trường

Bạn Chung Mỹ Phúc, sinh viên năm 4, trường Đại học Trà Vinh, thành viên nhóm chia sẻ, sản phẩm nhựa sinh học có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Một số sản phẩm mà nhóm làm là các loại đồ dùng hàng ngày như cốc, đĩa, muỗng, đũa, ống hút, túi nilon… “Đặc biệt, chúng tôi hướng đến sản phẩm đồ dùng cho trẻ em và thiết bị y tế”, Mỹ Phúc chia sẻ.

Theo Mỹ Phúc, những loại vỏ tôm, cua và các loại động vật giáp xác khác, có thể tổng hợp thành nhựa sinh học. Những loại vỏ động vật này phổ biến ở địa phương tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận. Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản khi phân hủy sẽ không tạo ra các hạt vi nhựa giống như nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Sản phẩm làm từ vỏ tômVỏ tôm sau khi được tái chế sẽ có hình dạng là những chiếc ly, ống hút,...thân thiện với môi trường. Ảnh: tvu.edu.vn

Mỹ Phúc cho biết, quy trình sản xuất gồm: thu gom nguyên liệu từ ao tôm của nông dân rồi sơ chế bằng cách rửa và sấy hoặc phơi khô. Sau đó, dùng máy nghiền; loại bỏ các chất khoáng, protein; cuối cùng là phối trộn để tạo thành nhựa sinh học. Trong sản phẩm hoàn chỉnh, vỏ tôm chiếm 65%, còn lại là các chất khác (nhựa, bột màu, dầu hóa dẻo...), không có mùi hôi.

Nói về giá trị kinh tế, trưởng nhóm Nguyễn Phương Khánh cho biết hiện tại, nhóm đang bán với giá 15 nghìn đồng 10 cốc, loại 250ml. “Đó là giá sản xuất thủ công; nếu được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, quy mô lớn thì giá sẽ rẻ hơn nữa”, Khánh nói.

Báo điện tử Tiền Phong
Đăng ngày 06/01/2023
Hòa Hội
Môi trường

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:01 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:01 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:01 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:01 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:01 11/10/2024
Some text some message..