Yên Dũng kích cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thực hiện nhiều giải pháp kích cầu sản xuất hàng hóa. Qua đó giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, nâng cao thu nhập.

nong dan cham soc ca
Nông dân thôn Tam Xuân, xã Xuân Phú (Yên Dũng) chăm sóc cá.

Hình thành vùng tập trung

Căn cứ vào chất đất, khí hậu tại địa bàn, Yên Dũng chọn lúa thơm, lúa chất lượng là cây trồng chính trong cơ cấu giống lúa. Huyện chú trọng quy hoạch, có chính sách hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi, trợ giá giống. Nhờ các biện pháp trên, những giống lúa này ngày càng nhân rộng. Đến nay, tổng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng toàn huyện gần 7 nghìn ha; trong đó có 6 vùng gieo cấy lúa thơm chuyên canh bình quân từ 40-50 ha cho giá trị kinh tế cao. Riêng trong vụ xuân vừa qua, giá bán lúa thơm dao động từ 9-10 nghìn đồng/kg, cao hơn 1,5 lần so với lúa thường; thu nhập đạt hơn 50  triệu đồng/ha/vụ.

Điển hình là xã Tư Mại bình quân mỗi vụ gieo cấy gần 400 ha lúa thơm, chiếm 85% diện tích lúa của xã. Theo đại diện lãnh đạo xã, để bảo đảm chất lượng sản phẩm, xã phân vùng, khuyến cáo người dân cấy ở từng xứ đồng để tiện cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh. Sau nhiều vụ sản phẩm tiêu thụ thuận lợi nên bà con đã chọn giống lúa này để đầu tư thâm canh. Chị Nguyễn Thị Anh, thôn Đông Khánh chia sẻ: “Ở vụ trước, mỗi sào lúa thơm gia đình tôi thu được hơn 2 tạ thóc, tương đương với giống KD18 song lại bán được giá hơn. Vụ mùa này, gia đình tôi tiếp tục cấy 4 sào lúa Bắc Thơm”.

Cùng với phát triển lúa thơm, hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều cánh đồng thu nhập cao trồng rau màu, dược liệu. Với 5 vùng sản xuất dược liệu trên tổng diện tích hơn 100 ha đã có một số hợp tác xã (HTX) liên kết với doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ đem lại lợi nhuận khá. Đơn cử, HTX Cây thuốc Việt, thôn Cát, xã Đức Giang liên kết với Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Bắc Giang sản xuất 10 ha dược liệu gồm: Cà gai leo, đinh lăng, hoa hòe.. Thu nhập bình quân đạt hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Nhờ đưa giống cây trồng mới kết hợp với ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nên năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích canh tác của huyện đạt hơn 90 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng khai thác lợi thế để nuôi trồng thủy sản. Với hơn 1 nghìn ha nuôi thả, diện tích cá thâm canh khoảng 200 ha, tập trung tại các xã: Lão Hộ, Hương Gián, Đồng Phúc, Xuân Phú, Đồng Việt... Trong điều kiện nuôi thâm canh các giống cá mới như rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/năm, cao gấp đôi so với cá giống cũ. Thông qua các mô hình hỗ trợ, toàn huyện có 40 trang trại nuôi thủy sản, doanh thu đạt 200-250 triệu đồng/năm. Năm 2015, sản lượng thuỷ sản toàn huyện hơn 4,5 nghìn tấn, doanh thu đạt hơn 80 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn huyện ước đạt gần 3 nghìn tấn. 

Tập trung nguồn lực, nâng giá trị sản phẩm

Dù đạt được nhiều kết quả song sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện vẫn còn một số hạn chế đó là hiệu quả chưa bền vững, rủi ro cao, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có chuyển biến tích cực song diễn ra chậm và không đồng đều ở các xã, thị trấn; chất lượng nông sản hàng hóa sức cạnh tranh thấp; ruộng đất còn nhỏ lẻ, manh mún.

Rút kinh nghiệm và xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại địa bàn nên giai đoạn 2016-2020, huyện tiếp tục thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó phấn đấu đến năm 2020, giá trị thu nhập bình quân diện tích đất canh tác đạt từ 110-120 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 30 triệu đồng/ha so với năm 2015; sản lượng thủy sản gần 7 nghìn tấn; diện tích dược liệu hơn 300 ha; xây dựng thương hiệu cho 1-2 sản phẩm chủ lực. Để đạt mục tiêu này, huyện đề ra các giải pháp như: Quy hoạch và tích tụ ruộng đất; tăng cường phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Ngay trong vụ xuân năm 2016, toàn huyện đã dồn điền đổi thửa thành công hơn 500 ha tại các xã Lãng Sơn, Trí Yên, Quỳnh Sơn. Cánh đồng sau dồn đổi đa phần đã được các thôn, xã xây dựng cánh đồng mẫu trồng rau màu, cấy lúa và có sự tham gia của doanh nghiệp. Được chỉ đạo sát sao về kỹ thuật nên thực tế sản xuất tại cánh đồng mẫu cho hiệu quả kinh tế bình quân cao hơn 20% so với canh tác thông thường. Huyện cũng tiếp tục ban hành chính sách về sản xuất nông nghiệp, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ nông dân một phần giá giống, công làm đất; xây dựng mô hình trình diễn giống cây trồng, vật nuôi mới; chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Nhằm tạo bước đột phá về thu nhập, Yên Dũng đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau trái vụ tại xã Cảnh Thụy với diện tích 5 ha, lợi nhuận đạt hơn 200 triệu đồng/ha/vụ. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT đang chủ trì thực hiện dự án xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất rau an toàn VietGAP theo chuỗi. Tổng kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng, trong đó hơn 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và huyện, còn lại là vốn đối ứng của người dân. Đến nay, giếng khoan, kênh mương nội đồng, hệ thống máy bơm, điện tại vùng sản xuất của xã Cảnh Thụy đã đầu tư xây dựng xong; nhà lưới phục vụ gieo trồng vụ đông đang gấp rút thi công. Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Ngoài các giải pháp trên, chúng tôi đang thu hút đầu tư để cải tạo chợ trung tâm của huyện, xã và khuyến khích hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào liên kết để tiêu thụ nông sản cho bà con”.

Báo Bắc Giang, 19/08/2016
Đăng ngày 22/08/2016
Ngọc Tâm
Kinh tế

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 03:55 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 03:55 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 03:55 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 03:55 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 03:55 19/01/2025
Some text some message..