Nuôi cá chim vây vàng - Mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao

Năm 2012, một số nông dân xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá chim vây vàng theo hình thức công nghiệp. Đến nay, cá nuôi phát triển ổn định, đạt đầu con và tỷ lệ sống rất cao, hứa hẹn đem lại một vụ mùa bội thu.

cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng nuôi.

Ông Phạm Thanh Tuấn (ấp Minh Điền, xã Long Điền Đông) - một trong những nông dân thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá chim vây vàng công nghiệp, cho biết: “Tuy vốn đầu tư cá giống cao (khoảng 6.000 đồng/con), nhưng chi phí trong quá trình nuôi lại thấp hơn nhiều so với nuôi tôm công nghiệp và một số loại thủy sản khác. Bên cạnh đó, giá cá thương phẩm đang ở mức cao, khoảng từ 100 - 165 ngàn đồng/kg nên nông dân thu lợi rất lớn”.

Để chuyển đổi từ đối tượng nuôi là tôm sú công nghiệp sang nuôi cá chim vây vàng công nghiệp, ông Tuấn đã nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và tìm ra cách sản xuất cho riêng mình.

Cá chim vây vàng là loại cá được nhiều người ưa thích, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tốc độ sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt và ít thất thoát trong quá trình thả nuôi. Ông Nguyễn Phúc Ánh, nông dân sản xuất giỏi xã Long Điền Đông, đánh giá: “Nuôi cá chim vây vàng theo hình thức công nghiệp là một nghề mới ở huyện Đông Hải. Qua khảo sát, có thể khẳng định đây là một mô hình hay và cần được nhân rộng”.

Trường hợp của anh Đào Công Vũ (xã Long Điền Đông) là một điển hình. Ban đầu, anh Vũ thả nuôi 15.000 con cá chim vây vàng trong 2 ao với diện tích 6.000 m2. Sau 4 - 5 tháng thả nuôi, cá của anh đạt trọng lượng 4 con/kg.

Dự kiến, sau 8 - 10 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 0,7 - 1 kg và đủ điều kiện xuất bán ra thị trường. Còn cá ông Ánh thả nuôi 6.000 con với diện tích 3.600m2. Sau hơn 2 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 20 con/kg. Cá nuôi không hề có dấu hiệu bệnh và lớn rất nhanh.

Mô hình nuôi cá chim vây vàng đã được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, ngành chức năng cần vào cuộc để hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cũng như tạo đầu ra cho sản phẩm.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 28/12/2012
Quốc Quý
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 05:46 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:46 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 05:46 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 05:46 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 05:46 05/12/2024
Some text some message..