Dự án nuôi cá Hồi Vân thương phẩm ở Quan Hóa

Cá hồi hay còn gọi là cá Hồi Vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, được thuần hóa và đưa vào nuôi ở các nước châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ trước.

cá hồi vân
Ảnh minh họa: Internet

Cá Hồi Vân trên mình có các chấm màu đen hình cánh sao. Khi thành thục trên lườn cá đực xuất hiện các vân màu hồng; mùa sinh sản của cá thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 và có thể kéo dài đến hết tháng 8. Đây là loài cá nước lạnh, thịt cá có màu đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vitamin có lợi cho sức khỏe con người, do vậy giá trị kinh tế rất cao.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thương phẩm và cho sinh sản thành công giống cá hồi, quy trình kỹ thuật để nuôi thương phẩm cũng đã được hoàn thiện. Năm 2010, dưới sự chủ trì của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ nuôi thử nghiệm cá hồi thương phẩm tại Thanh Hóa.

Do đặc tính là loài cá nước lạnh, nhiệt độ phát triển tốt nhất của cá hồi ở ngưỡng từ 10 - 20 độ C, nếu nhiệt độ nước trên 25 độ C cá sẽ chết. Thêm nữa, cá hồi chịu đựng ngưỡng ôxy hòa tan trong nước lên tới 6 mg/lít. Thông thường chỉ ở những thủy vực tự nhiên hoặc dòng nước chảy, cá mới có thể sinh trưởng phát triển. Để có thể đáp ứng những đặc tính sinh học của loài cá hồi, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã lựa chọn xã Phú Lệ (Quan Hóa) làm điểm triển khai dự án. Nơi đây, có hệ thống núi đá vôi bao bọc, nước ngầm từ lòng núi chảy suốt bốn mùa, nhiệt độ luôn duy trì ổn định từ 19 – 21 độ C và không bao giờ cạn kiệt. Các chỉ số về sinh, lý, hóa qua khảo sát đều đáp ứng được nhu cầu nuôi cá hồi thương phẩm. Dự án được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đơn vị sản xuất và nuôi thử nghiệm thành công giống cá hồi trực tiếp chuyển giao công nghệ.

Để nuôi được cá hồi, hệ thống ao nuôi được Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa xây dựng theo thiết kế của đoàn quy hoạch thủy sản, ao được xây dựng theo hình chữ nhật, với diện tích là 60 m2/ao, có độ sâu từ 1,2 – 1,5 mét; để giảm nhiệt độ do ánh nắng mặt trời, ở mỗi ao nuôi được thiết kế mái che bằng các loại bạt chiết quang; ao có cống cấp và thoát nước riêng biệt, hệ thống sục khí tạo ôxy được đặt ở đầu cống lấy nước vào, nhờ đó hàm lượng ôxy trong nước luôn bảo đảm ở mức 0,7-0,85 mg/l cho cá hồi sinh trưởng và phát triển. Khi xây dựng ao nuôi, điều đặc biệt được cán bộ kỹ thuật chú ý đến đó là việc thiết kế phải bảo đảm dung lượng nước vào, ra thích hợp, nhất là những khi có mưa lũ, hệ thống ao nuôi vẫn duy trì được mực nước thích hợp và ổn định nhiệt độ trong khoảng từ 18 – 21 độ C.

Để vận hành thành thạo quy trình công nghệ cũng như nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá hồi, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã cử 3 cán bộ đi học tập tại Trung tâm cá nước lạnh Sa Pa, nhờ đó khi bắt tay vào thực hiện dự án, các bước về chăm sóc, quản lý ao nuôi được thực hiện bài bản theo tiêu chí kỹ thuật đề ra. Khi kết thúc dự án đã thu được 5.960 kg, đạt năng suất 5,96 kg/m3 nước ao nuôi, tỷ lệ sống trung bình qua 2 đợt nuôi đạt 71%.

Đây là Dự án nuôi cá Hồi Vân thương phẩm đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa do Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa triển khai sẽ bổ sung đối tượng cá nước lạnh vào cơ cấu giống thủy sản của tỉnh, tạo ra một nghề nuôi thủy sản đặc sản bằng công nghệ cao, mang lại giá trị kinh tế, tận dụng được thủy vực nước lạnh ở vùng sâu, vùng xa, góp phần tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.

Báo Thanh Hóa, 23/04/2014
Đăng ngày 24/04/2014
Hoàng Hồng Chung - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau ủ

Để có thể tạo hệ vi sinh cho ao tôm, người nuôi dùng cách ủ các loại men vi sinh và tạt vào nước ao nuôi. Tuy nhiên, quá trình ủ đòi hỏi người nuôi phải có loại vi sinh chất lượng cũng như các nguyên liệu kèm theo với tỉ lệ phù hợp. Hôm nay cùng Tép Bạc tìm hiểu các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau khi ủ như thế nào nhé.

Men vi sinh
• 09:42 13/06/2024

Giải pháp làm giá thể trú ẩn cho tôm cua cá tự nhiên

Việc tạo ra các giá thể trú ẩn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua và cá. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến một số giải pháp hiệu quả để làm giá thể trú ẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực sẵn có.

Rễ đước
• 10:37 12/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 08:18 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 08:18 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 08:18 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 08:18 16/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 08:18 16/06/2024
Some text some message..