Kỳ vọng cuối năm

Những tháng đầu năm 2015, cá tra, tôm là hai mặt hàng XK chủ lực của ngành thủy sản đều sút giảm về kim ngạch. Theo dự báo, dần về cuối năm, XK thủy sản có khả năng khởi sắc.

thu hoạch cá tra
Ngành hàng cá tra đang nỗ lực vượt lên

Cá tra “vượt lên chính mình”

Từng gây ấn tượng với kim ngạch XK thủy sản năm 2014 hơn  7,9 tỉ USD, nhưng những tháng đầu năm 2015 nhịp độ tiêu thụ cá tra, tôm rất trầm lắng.

3 tháng đầu năm giá cá tra nguyên liệu ở mức 23.500- 24.500đ/kg, từ tháng 4 đến nay giảm xuống còn khoảng 20.000đ/kg. Tổng kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm chỉ đạt trên 616 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2014. 

Do cơ cấu thị trường XK và tỷ giá thay đổi cũng đã tác động mạnh đến sản xuất và tiêu thụ cá tra trong nước. Thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, nhằm giải quyết những hệ lụy do biến động từ những năm trước, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra ra đời.

Đây được xem là cây gậy pháp lý để lập lại “trật tự” ở vùng nuôi cá thương phẩm. Hiện nay xu thế các nhà máy chế biến cá tra tự hợp tác, hướng dẫn người nuôi gắn với thị trường, khuyến khích các DN gia tăng tỷ lệ sản phẩm tinh chế nhắm vào thị trường tiêu thụ các nước có thu nhập cao.

Đồng thời quy hoạch vùng nuôi linh hoạt, hạ chi phí, giảm giá thành SX và tùy theo khả năng mở rộng thị trường, từ đó có thể điều chỉnh tăng diện tích và sản lượng cá tra phù hợp vào những năm tiếp theo. 

Số hộ nuôi cá riêng lẻ giảm, nhiều người chuyển sang nuôi liên kết với DN hoặc vào HTX. Tính từ ngày 1/6 đến 18/7/2015, ở vùng ĐBSCL nuôi cá tra có đăng ký là 1.225 ha. Trong đó các DN đăng ký 1.080 ha, chiếm hơn 88% và số còn lại là nông hộ, chiếm hơn 11%.

Một giám đốc có vùng nuôi và nhà máy chế biến XK cá tra ở TP Cần Thơ nhận xét, cá tra có đường bơi riêng để vượt lên phía trước và không lo ngại đối đầu cạnh tranh với loài cá nào khác trên thế giới.

Thế nhưng yếu điểm cố hữu lâu nay mà nhiều người đã biết, đó là còn nhiều DN cá tra cạnh tranh theo kiểu không chỉ giẫm chân nhau mà còn triệt hạ lẫn nhau. Đó là lối kinh doanh tự mình giết mình.

Ngành tôm phục hồi

Sau 2 năm liên tiếp 2012- 2013 trên một số vùng nuôi tôm thâm canh ven biển ở ĐBSCL dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, đến đầu năm 2015, chuẩn bị vào vụ lại gặp thời tiết bất lợi.

Nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn sớm hơn cùng kỳ năm 2014, có lúc nhiệt độ tăng cao lên 38oC, độ mặn trên 32%0; mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm phát sinh dịch bệnh gây chết tôm.

Diễn biến trên thị trường từ cuối quí I/2015 xấu hơn, khi sản lượng tôm nuôi lẫn tôm khai thác biển ở các nước trong khu vực trúng đậm. Hệ quả nguồn cung tăng trong khi thị trường tiêu thụ vẫn yên ắng, tất yếu đẩy giá tôm trong nước giảm thấp.

Theo thông lệ, mức tiêu thụ thực phẩm tăng dần về cuối năm, nhất là thời điểm mừng Noel và năm mới. Ông Hồ Quốc Lực, TGĐ Cty CP Thực phẩm SAOTA (Fimex Sóc Trăng) cho rằng, điều cần suy nghĩ là tôm cá của nước ta sẽ được tiêu thụ ở mức giá nào.

Nói cách khác, muốn tăng sức sức cạnh tranh thì phải giải bài toán đầu tiên là làm thế nào để hạ giá thành nuôi tôm? Ông Lực phân tích: Giá thành tôm Việt Nam cao do các yếu tố đầu vào tăng như giống, thức ăn, thuốc thú ý, năng lượng, nhân công, đồng nội tệ mạnh...

Vùng nuôi tôm ở ĐBSCL đang phục hồi

So với các nước vốn là đối thủ cạnh tranh truyền kiếp với tôm Việt Nam như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan..., thì chi phí của họ thấp hơn và nhất là đồng nội tệ các nước này mất giá vài chục phần trăm thì chắc chắn giá tôm của ta mất sức cạnh tranh trầm trọng.

Tuy nhiên, thế mạnh con tôm Việt Nam nằm ở trình độ chế biến. Với tôm, tỷ lệ hàng tinh chế rất cao, sức cạnh tranh mạnh. Đó là lý do vì sao nhà máy chế biến ở nước ta thu mua tôm cỡ 40 con/kg có giá 120.000 đ/kg (trong khi Ấn Độ chỉ khoảng 90.000 đ/kg ) mà vẫn tiêu thụ tốt, vì tôm Việt Nam được chế biến thành hàng cao cấp hơn.

Hiện nay tôm Việt Nam đều đã thâm nhập vào những thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, EU và các nhà NK rất tín nhiệm hàng Việt Nam. "Muốn tăng sức cạnh tranh, vấn đề cốt lõi là tôm sạch, kế tiếp là giảm giá thành. Làm tốt hai việc đó, chắc chắn kim ngạch XK tôm Việt Nam sẽ tăng đột biến”, ông Lực dự báo. Hiện nay Thái Lan - đối thủ cạnh tranh hàng tinh chế đã hết ưu đãi thuế quan ở châu Âu. Trong khi Việt Nam có lợi thế này, do đó tới đây nhiều hệ thống phân phối lớn từ EU sẽ chạy qua mua tôm tinh chế Việt Nam, nếu không chuẩn bị chúng ta không đủ hàng sạch cung cấp cho EU.

Tại TP Cần Thơ, ngày 12/8 ông Nguyễn Chí Tâm, nguyên Tham tán Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, một số mặt hàng nông sản đang là thế mạnh của Việt Nam như lương thực, trái cây… đã được XK sang nhiều nước nhưng tại Nga thì chưa được chú trọng. Thuế suất về 0%, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, nhu cầu thị trường lớn, Nga đang cấm vận hàng hóa từ phương Tây, chính sách hướng Đông của Tổng thống Putin… chính là điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho DN Việt. Việc cấm vận tất cả các mặt hàng từ châu Âu vào Nga đã tạo ra một khoảng trống lớn về nguồn cung... 

Sắp tới, sau khi FTA ký kết sẽ thuận lợi hơn về mặt giá cả và không thuế. Nhưng kèm theo đó là việc kiểm tra VSATTP hết sức nghiêm ngặt. Hoa Kỳ cho biết, thuế chống bán phá giá không bị điều chỉnh bởi các điều khoản của TTP, tôm VN chỉ có lợi khi tham gia TPP là khả năng không còn bị VCD (thuế chống trợ giá).

Nông Nghiệp Việt Nam, 30/08/2015
Đăng ngày 30/08/2015
Hữu Đức - C. Thơ

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 22:34 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 22:34 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 22:34 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 22:34 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 22:34 16/06/2024
Some text some message..