Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản các tháng cuối năm

Chiều 31/8/2015, tại Hà Nội, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Họp báo thường kỳ về kết quả công tác tháng 8 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2015.

thị trường thủy sản
Ảnh minh họa

Trong tháng 8/2015, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng; xuất khẩu một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm.

Về lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản 8 tháng ước đạt 4,3 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong tháng 8, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản nên khai thác ước đạt 258 nghìn tấn, đưa sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng lên 1.988 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình xuất khẩu, lượng xuất khẩu thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý giải về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền cho biết, do thời tiết năm 2015 khá khắc nghiệt so với năm trước, dẫn đến thời vụ thả tôm chậm 1,5-2 tháng so với cùng kỳ, bởi vậy tuy sản lượng chung của ngành vẫn tăng nhưng sản lượng tôm thẻ chân trắng giảm đi đáng kể ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Đồng thời, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền, do thời vụ thu hoạch tôm muộn hơn cùng với nhu cầu nhập khẩu tôm của các nước thường tăng mạnh vào các thời điểm cuối năm, bởi vậy, hy vọng sản lượng xuất khẩu tôm năm nay sẽ đạt 640 nghìn tấn.

Tại buổi họp báo, Bộ NN và PTNT cho biết, nhiệm vụ trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ cần quán triệt và triển khai mạnh các nội dung, giải pháp đã được thảo luận, Bộ trưởng kết luận tại các Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu các lĩnh vực và Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã kết luận tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành; tăng cường hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai, thực hiện đề án và các Kế hoạch chuyên đề đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp, phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu; trong đó tập trung vào các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gạo, cà phê, trái cây, cao su.

Fistenet, 03/09/2015
Đăng ngày 04/09/2015
Hà Kiều

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 17:21 17/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 17:21 17/06/2024

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 17:21 17/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:21 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 17:21 17/06/2024
Some text some message..