Trồng rừng kết hợp nuôi tôm: Tăng thu nhập, giảm rủi ro

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh ở những vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh với nhiều hình thức như: nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi công nghiệp… Nhờ nuôi tôm, nhiều nông dân có thu tiền tỷ nhưng cũng có không ít hộ phải trắng tay do các hình thức nuôi trên cũng lắm rủi ro. Tuy nhiên, có một mô hình nuôi cho hiệu quả bền vững và ít gặp rủi ro, đó là nuôi tôm kết hợp trồng rừng.

trồng rừng nuôi tôm
Mô hình trồng rừng nuôi tôm ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh).

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh, trên địa bàn hiện có hơn 4.000ha rừng đã được giao khoán cho 3.000 hộ quản lý, với phương thức người trực tiếp sản xuất được sử dụng 45% diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản và 55% diện tích còn lại là để trồng rừng. Hình thức này vừa góp phần khôi phục những cánh rừng ngập mặn ven biển, vừa cân bằng được môi trường sinh thái, giảm đáng kể tình trạng phá rừng nuôi tôm như những năm vừa qua.

Có thể nói, mô hình trồng rừng kết hợp nuôi tôm đã thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình này, trồng rừng nuôi tôm sẽ tạo được bóng mát, cân bằng hệ sinh vật trong nguồn nước dưới tán rừng. Do có nguồn nước sạch, tôm phát triển tốt, có thức ăn tự nhiên bổ sung, tạo bóng râm để tôm cư trú… Chính vì thế, người nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ít gặp rủi ro, nhờ môi trường tốt, giảm được chi phí đầu tư thức ăn cho tôm, mà còn có thêm nguồn thu từ tôm cá tự nhiên.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Ngoan (ấp Cồn Tàu xã Trường Long Hoà, thị xã Duyên Hải), gắn bó với nghề nuôi tôm hàng chục năm nay, có năm thu lợi nhuận lớn nhưng cũng có năm thất bại nặng nề. Năm 2011, được Hạt Kiểm lâm Duyên Hải giao 10ha đất trồng rừng kết hợp nuôi tôm, anh bố trí đào ao, lắp đặt hệ thống cống bọng; ở giữa trồng các loại cây như mắm, đước… làm bóng mát cho tôm trú ẩn. Năm ngoái, gia đình anh thả trên 300.000 con tôm sú, thu nhập hơn 170 triệu đồng, chưa kể các loài thủy, hải sản khác. Anh Ngoan cho biết: “Tôi đã xây dựng mô hình khá hoàn chỉnh, tuy thu nhập không cao bằng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh nhưng chưa bao giờ thất bại hay thua lỗ”.

Ngay bên cạnh mô hình nhà anh Ngoan, trang trại nuôi tôm kết hợp trồng rừng của ông Tôn Hoàng Phủ cũng đang phát triển khá ổn định. Năm 2010, được nhà nước giao 10ha đất rừng, ông thực hiện trồng 5ha rừng, còn lại để nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, nhờ cây rừng phát triển tốt, môi trường nước ổn định nên ông liên tục trúng mùa tôm, thu nhập lên đến 100 - 120 triệu đồng/năm. Thấy có hiệu quả, các hộ khác đã phát triển lên 129 trang trại trồng rừng kết hợp nuôi tôm.

Rừng ngập mặn ven biển Trà Vinh đang từng bước được khôi phục và phát triển; ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng của người dân địa phương được nâng lên rõ rệt. Đây là tín hiệu vui, vì rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại lợi ích cho người dân sống trong vùng bằng nghề khai thác thủy sản, tạo “bức tường xanh” ngăn bão lũ, nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 309 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 213,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 95,77 tỷ đồng. Theo đó, về phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 là 3.633,44ha; về chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2016 - 2020 là 8.306,95ha; trồng cây lâm nghiệp phân tán 875.000 cây (bình quân 175.000 cây/năm). Thực hiện giao khoán toàn bộ diện tích đất có rừng cho tổ chức, nhóm hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng. Đến năm 2020, tất cả diện tích có rừng đều có chủ nhận khoán bảo vệ; tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 29.628,93ha (bình quân 5.925,79ha/năm); năm 2016 giao khoán 5.353,7ha, đến năm 2020 giao khoán 6.860,98ha.

Mục tiêu thực hiện kế hoạch nhằm quản lý, bảo vệ 8.622,96ha rừng hiện có, không để tình trạng suy thoái rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; nâng độ che phủ của rừng từ 3,5% (năm 2015) lên 4,6% (năm 2020), thu hút khoảng 4.000 lao động tham gia các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; góp phần ổn định 23.984,53ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp với chức năng là rừng phòng hộ; nâng cao số lượng, chất lượng rừng để phát huy tốt chức năng phòng hộ ven biển, ven sông, lấn biển.

Hy vọng, với định hướng này sẽ có thêm nhiều mô hình kết hợp  để tạo sinh kế bền vững cho nông dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp.

Kinh tế nông thôn, 27/11/2015
Đăng ngày 28/11/2015
Nguyễn Tân

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau ủ

Để có thể tạo hệ vi sinh cho ao tôm, người nuôi dùng cách ủ các loại men vi sinh và tạt vào nước ao nuôi. Tuy nhiên, quá trình ủ đòi hỏi người nuôi phải có loại vi sinh chất lượng cũng như các nguyên liệu kèm theo với tỉ lệ phù hợp. Hôm nay cùng Tép Bạc tìm hiểu các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau khi ủ như thế nào nhé.

Men vi sinh
• 09:42 13/06/2024

Giải pháp làm giá thể trú ẩn cho tôm cua cá tự nhiên

Việc tạo ra các giá thể trú ẩn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua và cá. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến một số giải pháp hiệu quả để làm giá thể trú ẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực sẵn có.

Rễ đước
• 10:37 12/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 06:28 17/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 06:28 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 06:28 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 06:28 17/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 06:28 17/06/2024
Some text some message..