Phát triển nền nông nghiệp thương mại hiện đại

Bước vào thời kì mới chúng ta sẽ phải chấp nhận mất cái cần mất, bỏ cái cần bỏ, hệ điều hành phải đi trước thị trường. Bí mật nhất của cuộc sống là cấu trúc, nếu cấu trúc đúng thì sẽ phát triển nhanh và ngược lại.

phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, có giá trị tăng cao là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Thành tựu của 30 năm Đổi mới xuất phát từ đột phá trong nông nghiệp bắt nguồn do hai sự chuyển đổi cốt lõi: chuyển cách quản lý nông nghiệp từ HTX sang hộ nông dân và trong KHCN là chuyển mùa, chuyển vụ, chuyển giống, chuyển công nghệ sản xuất.

Thực tế là từ năm 1989 nền nông nghiệp thương mại ở nước ta đã hình thành và tạo nên tấm huy chương thương mại Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập thế hệ mới với các đặc điểm mới: thuế nhập khẩu bằng không; chuyển đổi thể chế, pháp luật và thương mại toàn cầu. Khi hội nhập càng sâu ta càng thấy nước ta là một nước nông nghiệp nhưng chưa có nghề nông đúng nghĩa.

Vì vậy có thể nói hội nhập lần này chính là sự nghiệp. Đổi mới lần 2, “tái cấu trúc” chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thương mại hiện đại với các mục tiêu lớn: nâng cao thu nhập của nông dân lên mức khá giả; bảo đảm an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm, môi trường; tăng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu để có xuất siêu lớn.

Để đạt được các mục tiêu đó, nội dung “tái cấu trúc” cần triển khai đồng bộ các lĩnh vực:

Một, chuyển đổi tư duy, nhận thức đúng về lợi thế cạnh tranh của nước ta.

Tôi nghĩ rằng lợi thế so sánh lớn nhất của nước ta chính là nông nghiệp bởi vì ta đã giải quyết được cái ăn, thừa ăn cho hơn 90 triệu dân và đã xuất khẩu nông sản thuộc nhóm 20 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, trong khi thế giới vẫn có 1 tỷ người bị đói và nhu cầu ăn ngày càng tăng khi dân số thế giới sẽ có 8-9 tỷ người. Thực tiễn cho thấy trong Đổi mới ở nước ta ngành có phản ứng nhanh nhạy và thành công nhất với thị trường chính là nông nghiệp. Đây là lợi thế không phải nước nào cũng có thể làm được.

Tuy vậy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đang bị xếp vào thứ hạng yếu, 68/144 quốc gia, trong nền kinh tế có bốn động cơ là nông nghiệp, dân doanh, quốc doanh, ngoại doanh (FDI) thì ba động cơ đầu đều yếu. Chúng ta cần thảo luận, thống nhất các lợi thế để có tư duy phát triển mới trong thời kì mới.

Hai, lựa chọn, chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp.

Nghiên cứu các mô hình phát triển nông nghiệp thế giới thấy nông nghiệp nước ta nên là mô hình nông nghiệp thương mại hiện đại, bền vững trên cơ sở quan hệ sản xuất mới trong đó nông dân phải chuyên nghiệp; nông nghiệp đa mục tiêu được công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông thôn mới văn minh, có lợi ích công bằng và thương mại phát triển hiện đại. Chúng ta có bảy vùng kinh tế sẽ là nhiều mô hình phát triển nông nghiệp nhiệt đới khác biệt về sắc thái, đa dạng về địa kinh tế, phong phú về văn hóa đa sắc tộc.

Ba, chuyển đổi cơ cấu thị trường đa dạng, đồng đều, hợp lý.

Doanh nghiệp là trung tâm, xây dựng đội ngũ doanh nhân dân tộc làm nòng cốt. Trước đây mô hình phát triển thị trường là tiểu nông + tiểu thương thì bây giờ chuyển sang mô hình nông gia + doanh nông + khoa học. Đương nhiên cần nghiên cứu kĩ từng thị trường.

Có thể nêu ví dụ là thị trường ASEAN có 50% dân số theo đạo Hồi (khoảng 300 triệu dân) thì nhu cầu về rau, quả là rất lớn mà hiện nay chúng ta chưa nghiên cứu kĩ và chưa đáp ứng được.   Cần định nghĩa lại quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với từng thị trường, từng nước, từng vùng, địa phương của nước đó, ví dụ với Trung Quốc, phía Bắc khác phía Nam, từng tỉnh có khác nhau, chính ngạch khác tiểu ngạch...

Bốn, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, ngành hàng, vùng hàng.

Đánh giá lại cơ cấu từng sản phẩm, quy hoạch sản xuất lớn tập trung các vùng nông sản nhiệt đới (khoảng 15 – 20 ngành hàng lớn), có thương hiệu quốc gia; tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu lương thực, thực phẩm, ẩm thực… đạt tiêu chuẩn an toàn, ngon, rẻ, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng người phương Đông và phương Tây; chú ý phân khúc trung lưu, thượng lưu, lớp trẻ, ở đô thị; từng bước phát triển sản phẩm thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Phát triển mô hình nông nghiệp + du lịch cũng là một giải pháp xuất khẩu sản phẩm không có phí vận chuyển. Có thể lấy một ví dụ như Hàn Quốc đã sản xuất 100 loại dưa chua Kim Chi xuất khẩu doanh thu đạt 1 tỷ USD/năm.

Năm, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai.

Đây là giải pháp đột phá. Do nhu cầu an ninh lương thực trước đây chúng ta dành nhiều đất cho sản xuất lúa gạo nay cần giảm bớt đất trồng lúa cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Cần có các chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, cho thuê đất, kéo dài thời gian giao đất, miễn thuế sử dụng đất quá hạn điền, khuyến khích trả ruộng, góp vốn cổ phần bằng tiền và bằng đất.

trồng lúa
Do nhu cầu an ninh lương thực, trước đây chúng ta dành nhiều đất cho sản xuất lúa gạo nay cần giảm bớt đất trồng lúa cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn 

Chỉ có tích tụ ruộng đất mới có nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng TBKT, giảm giá thành như mô hình Hoàng Anh Gia Lai sản xuất mía đường chỉ có 5.000đ/kg đường. Hiện nay Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam... và các tỉnh vùng ĐBSCL đều có nhiều sáng kiến và chính sách về tập trung đất đai, mặt nước, kéo dài thời gian thuê đất 10 năm, khuyến khích tích tụ một lao động 3 ha đất (hiện nay chúng ta có tỷ lệ 3 lao động 1 ha đất).

Cần coi việc đầu tư khai thác quỹ đất 2-3 triệu ha ở nông lâm trường kém hiệu quả là việc trọng tâm bằng các giải pháp thu hồi, giao lại đất, xây dựng các khu công nghệ cao (như mô hình mía đường Lam Sơn), xây dựng các khu kinh tế tình nguyện của thanh niên ven đường Hồ Chí Minh (như mô hình TH, HAGL, Binh đoàn 15…).

Sáu, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp.

Hiện nay 57% lao động nông nghiệp chỉ làm ra 18% GDP vì vậy cần từng bước giảm tỷ lệ lao động này xuống dưới 20% đạt tiêu chí nước công nghiệp.

Khi bước vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần 10% lao động chuyên nghiệp còn lại 90% Nhà nước phải giải quyết bằng con đường đào tạo nghề, dịch vụ, xuất khẩu, đô thị hóa… Cần tăng cường lao động trẻ cho nông nghiệp bằng lực lượng doanh nghiệp, thanh niên tình nguyện, xây dựng nông trại, gia trại, cánh đồng lớn… 

Mô hình Tập đoàn Lộc Trời (An Giang) là tập đoàn nông nghiệp trí thức lớn nhất Việt Nam với 1/3 nhân viên là thanh niên có trình độ đại học sản xuất kinh doanh từ khâu nghiên cứu giống, bảo vệ thực vật, sản xuất gạo xuất khẩu trên 30 nước cần được tổng kết và nhân rộng.

Bảy, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất.

Từ nghiên cứu hệ thống điều hành ngành thủy lợi (nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng...) liên hoàn, tôi nghĩ rằng ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản) cần chuyển sang phương thức sản xuất công nghiệp, trước đây sản xuất là cắt khúc nay cần liên kết nông nghiệp + công nghiệp + thương nghiệp trong nước tiến tới chuỗi giá trị toàn cầu, phân phối lợi ích công bằng giữa các nhóm người sản xuất ra sản phẩm, nhóm người bán sản phẩm và nhóm quản lí mạng.

mô hình tôm lúa
Mô hình tôm lúa ở ĐBSCL 

Quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp là sự phát triển hữu cơ bền vững của nông gia với tổ chức hợp tác xã kiểu mới, với doanh nông (trong, ngoài nước), với hiệp hội ngành hàng, với tổ chức, cá nhân khoa học công nghệ, với Việt kiều và các tổ chức dân sự khác. Ngành chăn nuôi, thủy sản có điều kiện đi trước một bước hoàn toàn có thể sản xuất theo phương thức công nghiệp như mô hình Vinamilk, sữa Mộc Châu, Vissan, các công ty FDI chăn nuôi… Tám, chuyển đổi cơ cấu đầu tư, phân bổ nguồn lực.

Cái thiếu và khó nhất hiện nay trong nông nghiệp là vốn đầu tư, nhất định chúng ta phải tìm ra cách giải quyết để nông dân có sở hữu thế chấp vay tín dụng.

Nghiên cứu các ngành hàng thành công như thức ăn chăn nuôi, sữa, phân bón… để nhân rộng sang các ngành hàng khác như giống, BVTV, sản xuất vacxin, công nghiệp chế biến thực phẩm, xúc tiến thương mại, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm an sinh, xây dựng quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ sáng tạo… đồng thời có chính sách khuyến khích dân cư đô thị đầu tư ra ngoại ô, vào nông nghiệp.

Cần coi trọng đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp hiện đại, hệ thống thông tin thị trường cho nông dân, lựa chọn tỷ lệ đầu tư công tư (PPP) hợp lý, hấp dẫn, đưa tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp từ 6% lên 13% vốn đầu tư xã hội như các năm trước đây và cao hơn nữa.

Chín, chuyển đổi phương thức nghiên cứu và chuyển giao KHCN nông nghiệp.

Chúng ta có nhiều mô hình xã hội hóa nghiên cứu khoa học công nghệ tốt trong đó tiêu biểu ở miền Bắc là mô hình Nguyễn Thị Trâm (Học viện Nông nghiệp) + doanh nghiệp sản xuất hạt giống lúa lai; ở miền Nam có mô hình Hồ Quang Cua (Sở NN-PTNT Sóc Trăng) + doanh nghiệp, HTX sản xuất tập đoàn giống ST đạt chất lượng xuất khẩu. Hai mô hình này hầu như vốn đầu tư của Nhà nước rất ít. Nếu chúng ta xã hội hóa cách đầu tư, liên kết, nghiên cứu và chuyển giao với khoảng 500 doanh nghiệp nông nghiệp và khoa học thì chắc chắn sẽ tạo ra bước đột phá ngoạn mục.

Mười, chuyển đổi hệ điều hành quản lý nông nghiệp.

Bộ máy quản lý của chúng ta nói chung là cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả. Hiện nay có Sở NN-PTNT quản lý 3.000 người, trên 200.000 ha nông nghiệp, tức là một người phụ trách 50 ha trong điều kiện đô thị, đồng bằng mà một số chính sách đưa ra vẫn chưa đi vào cuộc sống; đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành Nông nghiệp, Công thương, Y tế… chưa hiệu quả và vấn đề bức xúc nhất là sản xuất chưa an toàn, chất lượng kém, manh mún, gây ô nhiễm (1 kg thóc tốn 1 m3 nước, 1 ha sử dụng 100 kg thuốc trừ sâu bệnh/năm; sử dụng gần 1.000 kg phân bón/ha/năm; sản phẩm chăn nuôi thủy sản nhiều kháng sinh, hoóc môn, chất kích thích sinh trưởng…).

Vì vậy hệ điều hành quản lý nông nghiệp cần tinh gọn, sát thực tiễn, tổng kết các mô hình, thân thiện với doanh nghiệp, cải cách hành chính đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các rào cản kĩ thuật hiệu quả, pháp chế hóa các quy trình công nghệ, xây dựng các thể chế liên kết hợp tác nông, công, thương, liên kết vùng, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí kĩ thuật cho nông nghiệp hợp đồng và cả nền nông nghiệp thương mại… để khắc phục kịp thời các nút thắt của sản xuất, lưu thông.

Bước vào thời kì mới chúng ta sẽ phải chấp nhận mất cái cần mất, bỏ cái cần bỏ, hệ điều hành phải đi trước thị trường. Bí mật nhất của cuộc sống là cấu trúc, nếu cấu trúc đúng thì sẽ phát triển nhanh và ngược lại.

Báo Nông nghiệp VN, 03/01/2016
Đăng ngày 04/01/2016
TS Lê Hưng Quốc
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 00:50 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:50 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 00:50 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 00:50 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 00:50 15/01/2025
Some text some message..