Theo ước lượng của các chuyên gia, vào những năm 1990 thì số lượng của chúng thời điểm đó chỉ vào khoảng 200 ngàn cá thể.
Hiện nay thì không ai dám chắc số lượng hải mã trên trái đất còn lại là bao nhiêu, chỉ biết rằng chúng đã ở mức cực kỳ nguy cấp trong danh mục bảo tồn thế giới.
Việc săn bắt loài vật hiền lành của đại dương này đã bị Liên Xô nghiêm cấm từ những năm 1956.
Tuy nhiên cho đến tận ngày nay những thợ săn tại khu vực Chukotka (Viễn Đông – Nga) vẫn âm thầm tiếp tục công việc “truyền thống” đẫm máu của mình.
Đây đúng là công việc mà những người đàn ông địa phương đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy mà họ rất thành thạo và nhẫn tâm.
Người ta săn bắt hải mã để lấy thịt, da, răng nanh và nhiều phụ phẩm khác.
Những chú hải mã tội nghiệp bị giết ở ngoài khơi, sau đó sẽ được kéo vào bờ để xẻ thịt ngay bên bãi biển.
Thực phẩm và nguồn thu từ những con vật này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây qua nhiều thế hệ.
Khi vào mùa săn bắt, cả làng cùng nhau tổ chức săn bắt, xẻ thịt và phân chia chiến lợi phẩm.
Không ai để ý đến tình trạng thảm thương của những con vật hiền lành này, bởi đơn giản đó là công việc để nuôi sống bản thân và gia đình họ.
Hàng trăm con hải mã bị giết chết mỗi năm, vào thời điểm chúng tập trung tại khu vực Bắc Thái Bình Dương để ghép đôi và giao phối.
Những người dân nghèo khổ nơi đây giết chúng để nuôi sống chính mình.
Đối với họ những cuộc săn không phải là thú vui như những kẻ thừa tiền ưa thích, mà chính là sinh kế nhọc nhằn.
Câu hỏi đặt ra là khi “người thợ săn tương lai” này đã đủ lớn để cầm súng cầm lao đi ra biển…
Liệu có còn hải mã để mà bắn giết nữa hay không?