Mô hình nuôi cá lóc
Cá lóc là một loài cá rất phổ biến tại Việt Nam, với mức giá trên thị trường không quá cao, hơn nữa lại đa dạng trong chế biến các món ăn. Nên mô hình nuôi cá lóc rất được ưa chuộng. Người dân có thể thu lại hàng trăm triệu đồng sau từng vụ nuôi nhờ tính
-
Biến vườn rẫy thành ao nuôi cá lóc hiệu quảMô hình chăn nuôi cá lóc của anh Nguyễn Văn Tào tuy không phải là mới nhưng dù sao đi nữa, anh cũng là một nông dân đi đ26-11-2012
-
Đồng Tháp: Anh Bùi Văn Mỹ làm giàu nhờ nuôi cá lóc đầu nhímGia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nh21-05-2012
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300 độ C. Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Cá lóc vào 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào tháng 4 - 5.
Cá lóc. Ảnh: i1.ytimg.com
Các loại mô hình nuôi cá lóc
Nuôi tại ao đất
Nuôi tại ao đất cần chọn những nơi có chất nước tốt, không bị ô nhiễm có mực nước sâu. Tránh những nơi có tàu bè qua lại, đặc biệt cần tránh xa nguồn nước thải của các nhà máy công nghiệp hóa chất, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu,…
Diện tích ao trung bình từ 500m2 – 1000m2 . Độ sâu mực nước từ 1,2m - 1,5m. Đáy ao nghiêng về cống thoát nước để đảm bảo thoát hết nước trong ao.
Cấp nước vào ao qua lưới lọc, diệt khuẩn môi trường nước, bón phân gây màu nước.
Nuôi cá lóc trong ao đất. Ảnh: traicagiong.com
Nuôi tại bể lót bạt
Không cần diện tích lớn, nhưng nơi đặt bể hạn chế chấn động. Có nguồn nước cấp: sông, kênh, rạch chính. Có nơi thoát nước thích hợp.
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt (hoặc xi măng) cần phải trao đổi nước thường xuyên để cung cấp Oxy đầy đủ cá mới phát triển tốt.
Nuôi cá lóc trong bể. Ảnh: baoangiang.com.vn
Quy cách bể: Hình dạng bể nuôi cá lóc thích hợp nhất là hình chữ nhật. Kích thước tối ưu là 15 – 20m2, không nên xây quá nhỏ, cá không có không gian để hoạt động sẽ làm giảm năng suất. Ngoài ra, đáy bể nên phủ một lớp cát vừa làm một lớp đệm tránh cá tiếp xúc với đáy vừa lọc nước. Thiết kế nghiêng về hướng xả nước.
Nuôi trong thùng nhựa
So với nuôi trong ao đất hay trong bể, nuôi cá lóc trong thùng nhựa là mô hình tối ưu diện tích nhất. Chỉ cần các thùng nhựa có kích cỡ khoảng từ 300 – 2000 lít là đã có thể bắt tay triển khai nuôi cá lóc.
Các hộ gia đình mới bắt đầu nuôi có thể áp dụng cách này bởi những tiện lợi nó mang lại:
Chi phí rẻ: Không cần diện tích lớn, không cần tốn chi phí đào ao, xây ao hay xây bể. Tận dụng các bể nhựa để nuôi.
Thuận tiện: Dễ dàng di chuyển các bể nuôi, dễ dàng vệ sinh các bể, dễ dàng theo dõi mật độ cá và chăm sóc chúng.
Thẩm mỹ: Với các bể như vậy, có thể lựa chọn màu tùy ý và sắp xếp sao cho gọn gàng và đẹp mắt.